Logic hoc dai cuong bai tap

Chia sẻ bởi Đỗ Hoàng Liên | Ngày 10/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Logic hoc dai cuong bai tap thuộc Tiếng Anh 6

Nội dung tài liệu:


Ôn tập Logic Học

1, Bài tập chương 1: Đối tượng và ý nghĩa của logic học

Bài 1. Hãy viết công thức logic của những tư tưởng sau:
a/ Cô ấy thông minh và nhanh nhẹn.
b/ Tốt nghiệp đại học, tôi sẽ học tiếp cao học hoặc đi làm.
c/ Nếu không cố gắng, anh sẽ không thể thực hiện tốt nhiệm vụ này.
d/ Không thể nào có chuyện là công dân mà lại không tuân thủ pháp luật.
e/ Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng; nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương; nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm; nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương.
f/ Dễ trăm lần không dân cũng chịu,
Khó vạn lần dân liệu cũng xong.
Bài làm
a/ Cô ấy thông minh và nhanh nhẹn.
Có thể viết lại câu như sau: Cô ấy thông minh và cô ấy nhanh nhẹn.
Ta đặt “cô ấy thông minh” là mệnh đề “a”, đặt “cô ấy nhanh nhẹn” là mệnh đề b.
=> Ta có công thức logic của tư tưởng là: ab
b/ Tốt nghiệp đại học, tôi sẽ học tiếp cao học hoặc đi làm.
Có thể viết lại câu như sau: Nếu tốt nghiệp đại học thì tôi sẽ học tiếp cao học hoặc tôi sẽ đi làm.
Ta đặt: “Tốt nghiệp đại học” là mệnh đề “a”, đặt “tôi sẽ học tiếp cao học” là mệnh đề “b”; đặt “tôi sẽ đi làm” là mệnh đề “c”
=> Ta có công thức logic của tư tưởng là: a  (b  c)
c/ Nếu không cố gắng, anh sẽ không thể thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Có thể viết lại câu như sau: Nếu anh không cố gắng thì anh sẽ không thể thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Ta đặt “anh cố gắng” là mệnh đề “a”, ta đặt “anh sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ này” là mệnh đề “b” => “anh không cố gắng” là ; “anh sẽ không thực hiện tốt nhiệm vụ này” là 
=> Ta có công thức logic của tư tưởng là:   
d/ Không thể nào có chuyện là công dân mà lại không tuân thủ pháp luật.
Ta đặt “công dân tuân thủ pháp luật” là mệnh đề “a”
“công dân không tuân thủ pháp luât” là 
=> Ta có công thức logic của tư tưởng là 
e/ Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng; nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương; nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm; nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương.
Có thể viết lại câu như sau: Nếu tôi là chim thì tôi sẽ là loài bồ câu trắng; nếu tôi là hoa thì tôi sẽ là một đóa hướng dương; nếu tôi là mây thì tôi sẽ là một vầng mây ấm; nếu tôi là người thì tôi sẽ chết cho quê hương.
Ta đặt: “tôi là chim” là mệnh đề “a”, “tôi sẽ là loài bồ câu trắng” là mệnh đề “a1”; “tôi là hoa” là mệnh đề “b”, “tôi sẽ là một đóa hướng dương” là mệnh đề “b1”; “tôi là mây” là mệnh đề “c”, “tôi sẽ là một vầng mây ấm” là mệnh đề “c1”; “tôi là người” là mệnh đề “d”, “tôi sẽ chết cho quê hương” là mệnh đề “d1”
=> Ta có công thức logic của tư tưởng là:
(a  a1)  (b  b1)  (c  c1)  (d  d1)
*f/ Dễ trăm lần không dân cũng chịu,
Khó vạn lần dân liệu cũng xong.
Có thể viết lại như sau: Việc dễ trăm lần nhưng dân không làm thì cũng chịu, việc khó vạn lần nhưng dân liệu thì cũng xong
Ta đặt “việc dễ trăm lần” là mệnh đề “a”, “không dân” là mệnh đề “b”, “cũng chịu” là mệnh đề “c”
Như vậy thì “việc khó vạn lần” có thể coi như mệnh đề “”
“dân liệu” có thể coi như mệnh đề “”
Và “cũng xong” có thể coi như mệnh đề “”
=> Ta có công thức logic của tư tưởng là:
(a b)  c
()

2, Bài tập chương 3: Phán đoán

Bài 1. Tìm 3 phán đoán tương đương với phán đoán sau:
a/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b/ Chăm sóc trẻ em là nghĩa vụ của cả gia đình và xã hội
c/ Hoặc bạn thường xuyên học tập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Hoàng Liên
Dung lượng: 245,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)