Lj 9 thj hoc kj II shinichi

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Lâm | Ngày 14/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: lj 9 thj hoc kj II shinichi thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Lương Thế Vinh. KIỂM TRA HỌC KỲ II.
Họ và tên:................................... Môn: Vật Lý 8- Đề 1.
Lớp:........... Thời gian: 45phút.
ĐIỂM



LỜI PHÊ CỦA THẦY GIÁO

Đề ra.
.(1điểm)Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí , chân không là gì?
Câu 2.(2điểm) Nói nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K có nghĩa là gì?
Câu 3.(2 điểm)sao khi rót nước sôi đột ngột thì loại cốc co thành dày dễ nứt vỡ hơn cốc thủy tinh có vành mỏng? Muốn cốc hay chai không bị nứt vỡ thì khi rót nước sôi ta phải làm như thế nào
Câu 4(Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh thả một miếng chì khối lượng 310g được nung nóng tới 1000C vào 0,25 lít nước ở 58,50C. Khi bắt đầu có sự cânbằng nhiệt thì nhiệt độ của nước và chì là 600C.(dung riêng của nước là 4200J/kg.k)
a. Tính nhiệt lượng nước thu được.
b. Tính nhiệt dung riêng của chì.
c. Tại sao kết quả tính được chỉ gần đúng giá trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng?
.(2điểmmột bếp dùng khí đốt tự nhiên có hiệu suất 30%. Hỏi phải dùng bao nhiêu khí đốt để đun sôi 3(L)nước ở 30oC ? biết năng suất tỏa nhiệt của khí đốt tự nhiên là 44.106 J/kg. dung riêng của nước là 4200J/kg.K
BÀI LÀM


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN VẬT LÝ 8- ĐỀ1.
Câu1. (1điểm)
Nguyên lý truyền nhiệt của chất rắn là dẫn nhiệt.
Nguyên lý truyền nhiệt của chất khí là đối lưu
Nguyên lý truyền nhiệt của chất lỏng là đối lưu
Nguyên lý truyền nhiệt của chân không là bức xạ nhiệt
Câu2.(2 điểm).
Nói nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K có nghĩa là muốn cho 1 kg nhôm tăng thêm một độ C thì cần truyền cho 1 kg nhôm một nhiệt lượng là 880J.
Câu3.(2điểm)
Thủy tinh dẫn nhiệt kém cho nên khi rót nước sôi vào thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên và giãn nở nhiều hơn lớp thủy tinh bên ngoài. Sự giãn nở không đều sẽ làm nứt cốc. Cốc có thành mỏng truyền nhiệt ra bên ngoài nhanh hơn, cốc nóng đều hơn, do đó ít bị nứt hơn. Muốn cốc hay chai đỡ bị nứt, nên tráng đều toàn bộ cốc bằng một ít nước nóng trước đã.
Câu4.(3 điểm)
Tóm tắt
m1=310g=0,31 kg;t1=1000C
m2=0,25kg; t2=58,50C; C2= 4200J/kg.K; t=600C
a) Qthu=?
b) C1=?
c) Tại sao kết quả tính được chỉ gần đúng giá trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng?
Giải.
a) Nhiệt lượng của nước thu vào để nước nóng từ nhiệt độ 58,5 đến 60
Qthu= m2C2(t- t2)= 0,25. 4200.(60-58,5)=1575 J
b) Nhiệt lượng của chì tỏa ra khi nhiệt độ hạ từ 100 đến 60
Qtỏa = m1.C1(t1-t)
Nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào
Qtỏa= Qthu
C1m1.(t1-t)=m2C2(t-t2)
C1= m2C2(t-t2)/ m1(t1-t)= 1575/0,31.40= 127 J/kg.K
c)Kết quả ta tính được không bằng trong bảng nhiệt dung riêng bởi vì: trong khi làm thí nghiệm nhiệt đã thất thoát ra môi trường ngoài và các dụng cụ điện.
Câu5.(2điểm)
Tóm tắt
m1=3(kg); t2=1000C; t1=300C; C1=4200J/kg.K; qdầu= 44.106J/kg.K
md=?
Giải.
Nhiệt lượng thu vào của nước để nước thu vào nóng từ 30 đến 100
Qthu= m1C1(t2-t1)= 3. 4200.70=882000J
Nhiệt lượng tỏa ra thì bằng nhiệt lượng thu vào nhưng hiệu suất của bếp là 30%
30/100 Qt0ả = Qthu hay 30/100 md.qd = 882000
Md = 0,0668(kg)

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Lâm
Dung lượng: 36,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)