Linux can ban va nang cao
Chia sẻ bởi Phan Thanh Quyền |
Ngày 14/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: Linux can ban va nang cao thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Chương 0 Dẫn nhập
Hiện tại, Linux không còn mang tiếng là một hệ điều hành "không sẵn sàng cho đại chúng nữa"!
Hiện tại, đã có một số quốc gia đưa việc bản địa hoá Linux vào kế hoạch chiến lược của quốc gia. Ở Việt Nam ta, cũng đã có ít nhất 2 dự án cho một việc như thế.
Hiện tại, có rất nhiều người sử dụng Linux với mục đích thương mại, từ khâu tạo ra các hiệu ứng hình ảnh tuyệt vời cho phim Titanic của đạo diễn James Cameron, cho đến việc chạy Linux làm hệ điều hành cho các mạng vi tính mới. Linux ngày càng tiến triển và ta phải theo kịp những thay đổi ấy.
Do đó chúng tôi đã biên soạn quyển sách này.
Nhiều chương đã được viết để làm rõ hơn về bản phát hành Red Hat. Đây có lẽ là bản Linux phổ biến nhất mà cũng là bản dễ cài đặt nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, quyển sách này nói rõ về những bản nâng cấp như RPM, PAM và X Windows, RPM (Red Hat Package Manager) chỉ bạn cách thức dễ nhất để cài đặt và nâng cấp hệ thống. PAM là đặc điểm an ninh hàng đầu của đa số các bản phát hành Linux.
Với hệ mã nguồn mở, Linux là động vật duy nhất của quá trình tiến hoá (và cách mạng) điện toán. Linux không phải là một sản phẩm thương mại được nâng đỡ bởi một tập đoàn hùng mạnh, mà thực ra đó là một hệ điều hành thoát thai từ tâm trạng đắng cay của tập thể hổ lốn những người say mê vi tính trên toàn thế giới. Tập thể ấy sử dụng các tài nguyên Internet để liên lạc với nhau và xây dựng hệ điều hành mang tên Linux.
Tuy nhiên, xin đừng nghĩ rằng Linux chỉ là thú tiêu khiển của các tay hacker vòng quanh thế giới. Sự thật không phải như thế! Rất nhiều sản phẩm thương mại đã được viết riêng cho Linux. Nhiều công ty đã thay đổi các ứng dụng của họ từ nền UNIX sang Linux, chẳng hạn như ứng dụng WordPerfect của Corel. Corel đã dùng Linux để chạy mạng Network Computer mới và phát hành ứng dụng vừa kể cho cộng đồng những người phát triển phần mềm.
Nhiều công ty lớn thuộc nhóm 500 công ty hàng đầu do tạp chí Fortune thống kê đang sử dụng Linux cho những dự án nội bộ và các ứng dụng quan trọng khác. Và gần đây những công ty lớn như Netscape Communication đã tán đồng quan niệm về các giải pháp mở và phát hành phần mềm của họ cho cộng đồng, cũng tựa như Linux Torvald và những người khác đã phát hành phần mềm của họ cho toàn thế giới.
Nhiều phần mềm ứng dụng và tiện ích miễn phí đã được biên soạn để dùng với Linux. Từ khi Linux ra đời đến nay, gần như toàn bộ thư viện GNU của các tiện ích đã được tương thích hoá với Linux, như trường hợp của GNU X Windows.
Hy vọng quyển sách này chứa đủ thông tin cần thiết cho bạn sử dụng Linux một cách thoải mái.
Có lẽ việc trước tiên phải làm là giúp bạn phát âm đúng từ Linux. Đa số những người Mỹ đều đọc là LAI-nấcx, với âm i ngắn. Thật ra cách phát âm chính xác là Li-nấcx, với âm i dài.
Ai nên đọc quyển sách này
Tất cả những ai quan tâm đến hiện tượng Linux đều có thể sử dụng quyển sách này để tìm hiểu việc cài đặt, lập cấu hình, và sử dụng Linux. Mọi người thường gọi Linux là một bản nhái của UNIX (a clone of UNIX), nhưng thật ra nó là hệ điều hành cho nhiều người sử dụng cùng lúc (multiuser), có thể thực hiện nhiều công tác cùng lúc (multitasking), tương thích với chuẩn POSIX, với bộ vi xử lý Intel từ đời 386 trở về sau. POSIX là tiêu chuẩn quốc tế cho các hệ điều hành và phần mềm có những chi tiết sử dụng qua lại với nhau. Bạn có thể chạy Linux một cách độc lập mà không cần dùng đến MS-DOS hoặc Windows. Hơn nữa, Linux còn thay thế được hai chương trình ấy.
Vì Linux là một chương trình luôn tiến hoá cho nên bạn bắt buộc phải biết rằng mình có thể đánh mất những dữ liệu sẵn có trong máy. Đừng cài đặt Linux nếu bạn chưa backup hệ thống. Có thể bạn sẽ phải phân vùng lại ổ cứng để dành chỗ cho hệ điều hành mới này, mặc dù bạn vẫn có thể cài đặt Linux lên trên MS-DOS và mặc dù bạn vẫn có thể phân vùng lại ổ cứng mà không đánh mất dữ liệu. Cẩn tắc vô ưu, và Linux sẽ trở thành niềm vui của mọi người.
Vì Linux rất giống với UNIX cho nên nhiều thao tác và tiến trình cần thiết để chạy Linux cũng cần thiết để chạy nhiều hệ thống của UNIX. Khi học cách sử dụng Linux, bạn đã cùng lúc biết hầu hết các hệ của UNIX.
UNIX từng tiến hoá qua nhiều năm để trở thành hệ điều hành hàng đầu của hàng trăm ngàn người quanh thế giới. Điều này không phải là tình cờ. Những phiên bản UNIX trước đây khó thao tác hơn hiện nay, nhưng mặc dù thế vẫn có nhiều người thuộc giới khoa học và hàn lâm thích sử dụng UNIX. Nỗ lực của họ để cải tiến UNIX đã đưa đến kết quả hiện nay với nhiều tiện ích tuyệt vời, với nhiều GUI và khả năng thông tin liên lạc mới nhất.
Ai không nên đọc quyển sách này
Quyển sách này không dành cho các tay hacker nhằm vào kernel Linux hoặc các bậc thầy UNIX. Đây là quyển sách dành cho những người muốn biết thêm về Linux và UNIX nhưng chưa có dịp sử dụng hai hệ điều hành ấy.
Ngoài ra, nếu bạn là người biết cách cài đặt Linux và dạo chơi trên UNIX, quyển sách sẽ có ích cho bạn, nhất là vào khi bạn chỉ là một người sử dụng UNIX và chưa bao giờ có dịp thực hiện các công việc quản trị hệ thống. Quyển sách sẽ giải thích chi tiết về quản trị hệ thống và duy trì hệ Linux/UNIX. Một người sử dụng UNIX bình thường sẽ không được quyền quản trị hệ thống, song với Linux bạn sẽ trở thành chuyên gia và bá chủ của hệ thống, muốn làm gì cũng được!
Phần cứng cần thiết
Phần lớn của Linux được soạn thảo qua Internet bởi những tay hacker (chứ không phải cracker). Do đó phần cứng tương thích với Linux cũng là phần cứng do những hacker ấy sở hữu. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất phần cứng chấp nhận Linux như là một thị trường có tương lai và bắt đầu soạn thảo các driver cho phần cứng của họ. Những hãng này cũng cụng cấp đại trà các chi tiết về phần cứng, tạo điều kiện cho những nhà phát triển Linux viết phần mềm chạy với phần cứng của họ.
Nhiều công ty cũng đặt hàng cho những giới triển khai Linux để có các driver tương thích với phần cứng. Sau đó các công ty này phổ biến cho mọi người biết theo hướng dẫn GNU. Nhớ lại cách nay vài năm, nhiều công ty còn giấu thông tin vì lý do bản quyền và cạnh tranh.
Phần "HOWTO (làm thế nào) về Sự tương thích phần cứng Linux" cung cấp danh sách chuyên sâu hơn về phần cứng cho Linux (xem trong đĩa CD đính kèm).
Cách sử dụng quyển sách này
Bạn có thể đọc tuần tự quyển sách này từ đầu đến cuối. Thông tin được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp theo thứ tự tăng dần. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vì thông tin được chia thành bảy phần và bốn phụ lục, mỗi đơn vị như thế có trọng tâm riêng của mình cho nên bạn có thể đọc ngay những đoạn nào cần thiết. Nhưng sau khi giải quyết được nhu cầu thông tin cấp bách lúc ấy xong rồi, bạn cũng dừng quên xem những chương khác, bởi vì chúng rất nhiều thông tin bổ ích!
Vì yếu tố thương mại, chúng tôi tạm chia bộ giáo trình này thành 2 tập:
Tập Một gồm các phần 1,2,3,4 và phụ lục A, B.
Tập Hai gồm phần 5,6,7 và phục lục C, D.
Nội dung cách phần các chương có thể tóm tắt như sau:
Phần I: Cài đặt Linux
Gồm sáu chương, giúp bạn có cái nhìn tổng thể của hệ Linux cũng như mọi chỉ dẫn để chạy Linux.
Chương 1, "Tìm hiểu Linux", giới thiệu hệ điều hành Linux và tổng quan về các yếu tố hợp thành hệ Linux.
Chương 2, "Tổng quan về cài đặt Linux", ngoài tầm nhìn tổng quát còn bàn thêm về các loại phần cứng thích hợp, cùng với những vấn đề tiềm tàng và giải pháp.
Chương 3, "Cài đặt Red Hat", hướng dẫn chi tiết để cài đặt Red Hat.
Chương 4, "Cài đặt Caldera OpenLinux", hướng chi tiết để cài đặt Red Hat.
Chương 5, "Chạy các ứng dụng Linux", giới thiệu cơ bản về tiến trình chạy một số ứng dụng trên hệ Linux sau khi cài đặt xong.
Chương 6, "Nâng cấp và cài đặt phần mềm với RPM", cung cấp thông tin cần thiết để cài đặt những phần mềm mới sử dụng Red Hat Package Management (RPM). Ngoài ra bạn sẽ tìm hiểu việc cài đặt phần mềm từ Internet và cách sửa chữa các chương trình hiện có.
Phần II: Quản trị hệ thống
Phần II, "Quản trị hệ thống", bao gồm các thông tin để lập cấu hình và quản lý một hệ Linux tiêu biểu.
Chương 7, "Tìm hiểu công tác quản trị hệ thống", cung cấp kiến thức ngắn gọn về các tiến trình cần thiết để cấu hình và duy trì một hệ điều hành Linux.
Chương 8, "Sử dụng bộ soạn thảo vi", hướng dẫn các bạn cách sử dụng sisual editor của UNIX. Mặc dù vi chưa phải là bộ soạn thảo hay nhất thế giới song bất kỳ hệ Linux/UNIX nào cũng có nó, và đôi khi vi là bộ soạn thảo văn bản duy nhất có sẵn trên máy.
Chương 9, "Khởi động và đóng tắt", giới thiệu chi tiết những gì diễn ra khi bạn khởi động hoặc đóng tắt hệ điều hành Linux, sau đó sẽ giải thích tại sao bạn không thể tắt máy bằng cách đơn giản bật nút ngắt điện nguồn. Chương này mô tả toàn bộ những tập tin mà Linux sử dụng để khởi động máy.
Chương 10, "Quản lý account của các user", chỉ bạn cách thêm vào, xoá bớt, và quản lý account của các user trên hệ thống máy bạn.
Chương 11, "Sao lưu dữ liệu", giải thích sự cần thiết phải backup dữ liệu và cách thức để backup hệ Linux.
Chương 12, "Cải thiện an ninh hệ thống", giúp bạn có cài nhìn tổng thể về an ninh trên hệ Linux, sau đó giải thích những thao tác cần thiết nhằm duy trì hệ thống một cách an toàn hợp lý.
Chương 13, "Thiết lập cấu hình kernel của Linux", minh hoạ cách thức thiết lập cấu hình một kernel cho phần cứng, áp dụng cho bất kỳ bản phát hành nào.
Phần III: Quản lý file system
Phần III, "Quản lý file system" giúp bạn tận dùng đặc điểm của Linux. Tất cả những gì bạn nắm được từ bốn chương sau đây sẽ được ứng dụng dễ dàng trên các hệ khác cùng loại UNIX:
Chương 14, "Quản lý file system", bao quát về cách tạo ra tập tin, thao tác và sử dụng file system với Linux.
Chương 15, "Sử dụng Samba", giải thích chi tiết về Samba, làm cách nào cấu hình Linux để sử dụng Samba với những hệ khác của Linux, cũng như của NT.
Chương 16, "Tìm hiểu hệ thống tập tin và thư mục", giúp bạn tìm hiểu về các permission đối với tập tin, user (người sử dụng hệ thống), và loại tập tin.
Chương 17, "Quản lý tập tin và thư mục", giải thích chi tiết tổ chức và cơ cấu hệ thống tập tin Linux, quy ước để đặt tên cho tập tin, cùng với các giai tầng thứ lớp của thư mục. Chương này cũng hướng dẫn bạn thực hiện hành trình lý thú trong fi
Hiện tại, Linux không còn mang tiếng là một hệ điều hành "không sẵn sàng cho đại chúng nữa"!
Hiện tại, đã có một số quốc gia đưa việc bản địa hoá Linux vào kế hoạch chiến lược của quốc gia. Ở Việt Nam ta, cũng đã có ít nhất 2 dự án cho một việc như thế.
Hiện tại, có rất nhiều người sử dụng Linux với mục đích thương mại, từ khâu tạo ra các hiệu ứng hình ảnh tuyệt vời cho phim Titanic của đạo diễn James Cameron, cho đến việc chạy Linux làm hệ điều hành cho các mạng vi tính mới. Linux ngày càng tiến triển và ta phải theo kịp những thay đổi ấy.
Do đó chúng tôi đã biên soạn quyển sách này.
Nhiều chương đã được viết để làm rõ hơn về bản phát hành Red Hat. Đây có lẽ là bản Linux phổ biến nhất mà cũng là bản dễ cài đặt nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, quyển sách này nói rõ về những bản nâng cấp như RPM, PAM và X Windows, RPM (Red Hat Package Manager) chỉ bạn cách thức dễ nhất để cài đặt và nâng cấp hệ thống. PAM là đặc điểm an ninh hàng đầu của đa số các bản phát hành Linux.
Với hệ mã nguồn mở, Linux là động vật duy nhất của quá trình tiến hoá (và cách mạng) điện toán. Linux không phải là một sản phẩm thương mại được nâng đỡ bởi một tập đoàn hùng mạnh, mà thực ra đó là một hệ điều hành thoát thai từ tâm trạng đắng cay của tập thể hổ lốn những người say mê vi tính trên toàn thế giới. Tập thể ấy sử dụng các tài nguyên Internet để liên lạc với nhau và xây dựng hệ điều hành mang tên Linux.
Tuy nhiên, xin đừng nghĩ rằng Linux chỉ là thú tiêu khiển của các tay hacker vòng quanh thế giới. Sự thật không phải như thế! Rất nhiều sản phẩm thương mại đã được viết riêng cho Linux. Nhiều công ty đã thay đổi các ứng dụng của họ từ nền UNIX sang Linux, chẳng hạn như ứng dụng WordPerfect của Corel. Corel đã dùng Linux để chạy mạng Network Computer mới và phát hành ứng dụng vừa kể cho cộng đồng những người phát triển phần mềm.
Nhiều công ty lớn thuộc nhóm 500 công ty hàng đầu do tạp chí Fortune thống kê đang sử dụng Linux cho những dự án nội bộ và các ứng dụng quan trọng khác. Và gần đây những công ty lớn như Netscape Communication đã tán đồng quan niệm về các giải pháp mở và phát hành phần mềm của họ cho cộng đồng, cũng tựa như Linux Torvald và những người khác đã phát hành phần mềm của họ cho toàn thế giới.
Nhiều phần mềm ứng dụng và tiện ích miễn phí đã được biên soạn để dùng với Linux. Từ khi Linux ra đời đến nay, gần như toàn bộ thư viện GNU của các tiện ích đã được tương thích hoá với Linux, như trường hợp của GNU X Windows.
Hy vọng quyển sách này chứa đủ thông tin cần thiết cho bạn sử dụng Linux một cách thoải mái.
Có lẽ việc trước tiên phải làm là giúp bạn phát âm đúng từ Linux. Đa số những người Mỹ đều đọc là LAI-nấcx, với âm i ngắn. Thật ra cách phát âm chính xác là Li-nấcx, với âm i dài.
Ai nên đọc quyển sách này
Tất cả những ai quan tâm đến hiện tượng Linux đều có thể sử dụng quyển sách này để tìm hiểu việc cài đặt, lập cấu hình, và sử dụng Linux. Mọi người thường gọi Linux là một bản nhái của UNIX (a clone of UNIX), nhưng thật ra nó là hệ điều hành cho nhiều người sử dụng cùng lúc (multiuser), có thể thực hiện nhiều công tác cùng lúc (multitasking), tương thích với chuẩn POSIX, với bộ vi xử lý Intel từ đời 386 trở về sau. POSIX là tiêu chuẩn quốc tế cho các hệ điều hành và phần mềm có những chi tiết sử dụng qua lại với nhau. Bạn có thể chạy Linux một cách độc lập mà không cần dùng đến MS-DOS hoặc Windows. Hơn nữa, Linux còn thay thế được hai chương trình ấy.
Vì Linux là một chương trình luôn tiến hoá cho nên bạn bắt buộc phải biết rằng mình có thể đánh mất những dữ liệu sẵn có trong máy. Đừng cài đặt Linux nếu bạn chưa backup hệ thống. Có thể bạn sẽ phải phân vùng lại ổ cứng để dành chỗ cho hệ điều hành mới này, mặc dù bạn vẫn có thể cài đặt Linux lên trên MS-DOS và mặc dù bạn vẫn có thể phân vùng lại ổ cứng mà không đánh mất dữ liệu. Cẩn tắc vô ưu, và Linux sẽ trở thành niềm vui của mọi người.
Vì Linux rất giống với UNIX cho nên nhiều thao tác và tiến trình cần thiết để chạy Linux cũng cần thiết để chạy nhiều hệ thống của UNIX. Khi học cách sử dụng Linux, bạn đã cùng lúc biết hầu hết các hệ của UNIX.
UNIX từng tiến hoá qua nhiều năm để trở thành hệ điều hành hàng đầu của hàng trăm ngàn người quanh thế giới. Điều này không phải là tình cờ. Những phiên bản UNIX trước đây khó thao tác hơn hiện nay, nhưng mặc dù thế vẫn có nhiều người thuộc giới khoa học và hàn lâm thích sử dụng UNIX. Nỗ lực của họ để cải tiến UNIX đã đưa đến kết quả hiện nay với nhiều tiện ích tuyệt vời, với nhiều GUI và khả năng thông tin liên lạc mới nhất.
Ai không nên đọc quyển sách này
Quyển sách này không dành cho các tay hacker nhằm vào kernel Linux hoặc các bậc thầy UNIX. Đây là quyển sách dành cho những người muốn biết thêm về Linux và UNIX nhưng chưa có dịp sử dụng hai hệ điều hành ấy.
Ngoài ra, nếu bạn là người biết cách cài đặt Linux và dạo chơi trên UNIX, quyển sách sẽ có ích cho bạn, nhất là vào khi bạn chỉ là một người sử dụng UNIX và chưa bao giờ có dịp thực hiện các công việc quản trị hệ thống. Quyển sách sẽ giải thích chi tiết về quản trị hệ thống và duy trì hệ Linux/UNIX. Một người sử dụng UNIX bình thường sẽ không được quyền quản trị hệ thống, song với Linux bạn sẽ trở thành chuyên gia và bá chủ của hệ thống, muốn làm gì cũng được!
Phần cứng cần thiết
Phần lớn của Linux được soạn thảo qua Internet bởi những tay hacker (chứ không phải cracker). Do đó phần cứng tương thích với Linux cũng là phần cứng do những hacker ấy sở hữu. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất phần cứng chấp nhận Linux như là một thị trường có tương lai và bắt đầu soạn thảo các driver cho phần cứng của họ. Những hãng này cũng cụng cấp đại trà các chi tiết về phần cứng, tạo điều kiện cho những nhà phát triển Linux viết phần mềm chạy với phần cứng của họ.
Nhiều công ty cũng đặt hàng cho những giới triển khai Linux để có các driver tương thích với phần cứng. Sau đó các công ty này phổ biến cho mọi người biết theo hướng dẫn GNU. Nhớ lại cách nay vài năm, nhiều công ty còn giấu thông tin vì lý do bản quyền và cạnh tranh.
Phần "HOWTO (làm thế nào) về Sự tương thích phần cứng Linux" cung cấp danh sách chuyên sâu hơn về phần cứng cho Linux (xem trong đĩa CD đính kèm).
Cách sử dụng quyển sách này
Bạn có thể đọc tuần tự quyển sách này từ đầu đến cuối. Thông tin được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp theo thứ tự tăng dần. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vì thông tin được chia thành bảy phần và bốn phụ lục, mỗi đơn vị như thế có trọng tâm riêng của mình cho nên bạn có thể đọc ngay những đoạn nào cần thiết. Nhưng sau khi giải quyết được nhu cầu thông tin cấp bách lúc ấy xong rồi, bạn cũng dừng quên xem những chương khác, bởi vì chúng rất nhiều thông tin bổ ích!
Vì yếu tố thương mại, chúng tôi tạm chia bộ giáo trình này thành 2 tập:
Tập Một gồm các phần 1,2,3,4 và phụ lục A, B.
Tập Hai gồm phần 5,6,7 và phục lục C, D.
Nội dung cách phần các chương có thể tóm tắt như sau:
Phần I: Cài đặt Linux
Gồm sáu chương, giúp bạn có cái nhìn tổng thể của hệ Linux cũng như mọi chỉ dẫn để chạy Linux.
Chương 1, "Tìm hiểu Linux", giới thiệu hệ điều hành Linux và tổng quan về các yếu tố hợp thành hệ Linux.
Chương 2, "Tổng quan về cài đặt Linux", ngoài tầm nhìn tổng quát còn bàn thêm về các loại phần cứng thích hợp, cùng với những vấn đề tiềm tàng và giải pháp.
Chương 3, "Cài đặt Red Hat", hướng dẫn chi tiết để cài đặt Red Hat.
Chương 4, "Cài đặt Caldera OpenLinux", hướng chi tiết để cài đặt Red Hat.
Chương 5, "Chạy các ứng dụng Linux", giới thiệu cơ bản về tiến trình chạy một số ứng dụng trên hệ Linux sau khi cài đặt xong.
Chương 6, "Nâng cấp và cài đặt phần mềm với RPM", cung cấp thông tin cần thiết để cài đặt những phần mềm mới sử dụng Red Hat Package Management (RPM). Ngoài ra bạn sẽ tìm hiểu việc cài đặt phần mềm từ Internet và cách sửa chữa các chương trình hiện có.
Phần II: Quản trị hệ thống
Phần II, "Quản trị hệ thống", bao gồm các thông tin để lập cấu hình và quản lý một hệ Linux tiêu biểu.
Chương 7, "Tìm hiểu công tác quản trị hệ thống", cung cấp kiến thức ngắn gọn về các tiến trình cần thiết để cấu hình và duy trì một hệ điều hành Linux.
Chương 8, "Sử dụng bộ soạn thảo vi", hướng dẫn các bạn cách sử dụng sisual editor của UNIX. Mặc dù vi chưa phải là bộ soạn thảo hay nhất thế giới song bất kỳ hệ Linux/UNIX nào cũng có nó, và đôi khi vi là bộ soạn thảo văn bản duy nhất có sẵn trên máy.
Chương 9, "Khởi động và đóng tắt", giới thiệu chi tiết những gì diễn ra khi bạn khởi động hoặc đóng tắt hệ điều hành Linux, sau đó sẽ giải thích tại sao bạn không thể tắt máy bằng cách đơn giản bật nút ngắt điện nguồn. Chương này mô tả toàn bộ những tập tin mà Linux sử dụng để khởi động máy.
Chương 10, "Quản lý account của các user", chỉ bạn cách thêm vào, xoá bớt, và quản lý account của các user trên hệ thống máy bạn.
Chương 11, "Sao lưu dữ liệu", giải thích sự cần thiết phải backup dữ liệu và cách thức để backup hệ Linux.
Chương 12, "Cải thiện an ninh hệ thống", giúp bạn có cài nhìn tổng thể về an ninh trên hệ Linux, sau đó giải thích những thao tác cần thiết nhằm duy trì hệ thống một cách an toàn hợp lý.
Chương 13, "Thiết lập cấu hình kernel của Linux", minh hoạ cách thức thiết lập cấu hình một kernel cho phần cứng, áp dụng cho bất kỳ bản phát hành nào.
Phần III: Quản lý file system
Phần III, "Quản lý file system" giúp bạn tận dùng đặc điểm của Linux. Tất cả những gì bạn nắm được từ bốn chương sau đây sẽ được ứng dụng dễ dàng trên các hệ khác cùng loại UNIX:
Chương 14, "Quản lý file system", bao quát về cách tạo ra tập tin, thao tác và sử dụng file system với Linux.
Chương 15, "Sử dụng Samba", giải thích chi tiết về Samba, làm cách nào cấu hình Linux để sử dụng Samba với những hệ khác của Linux, cũng như của NT.
Chương 16, "Tìm hiểu hệ thống tập tin và thư mục", giúp bạn tìm hiểu về các permission đối với tập tin, user (người sử dụng hệ thống), và loại tập tin.
Chương 17, "Quản lý tập tin và thư mục", giải thích chi tiết tổ chức và cơ cấu hệ thống tập tin Linux, quy ước để đặt tên cho tập tin, cùng với các giai tầng thứ lớp của thư mục. Chương này cũng hướng dẫn bạn thực hiện hành trình lý thú trong fi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thanh Quyền
Dung lượng: 456,97KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)