Lịch sử đảng bộ Bắc Ninh
Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Hùng |
Ngày 16/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: Lịch sử đảng bộ Bắc Ninh thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ ĐÔNG DƯƠNG CỘNG SẢN ĐẢNG (1926-1930)
I. BỐI CẢNH TỈNH BẮC NINH ĐẦU THẾ KỶ XX
Tỉnh Bắc Ninh có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng ở Bắc Kỳ về nhiều lĩnh vực, trong đó có khu vực Gia Lâm bao bọc phía bắc Hà Nội, án ngữ trục giao thông nối giữa trung tâm đồng bằng Bắc Bộ với đồng bằng duyên hải, có thành Bắc Ninh trấn giữ các đầu mối đường bộ nối liền Phả Lại - Hải Dương, có giang cảng Đáp Cầu khống chế trung lưu sông Cầu, sông Đuống và sông Lục Đầu. Mùa xuân năm 1884, thực dân Pháp đã huy động một lực lượng gồm 16.300 binh sĩ với nhiều chiến thuyền cùng với 55 đại bác yểm trợ do trung tướng Milô (Millot), hai thiếu tướng Brieđờ Lin (Briede L’Isle) và Nêgriéc (Négrier) chỉ huy tiến đánh tỉnh Bắc Ninh.
Ngay từ khi đặt chân vào cửa ngõ Bắc Ninh, kẻ thù đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân trong tỉnh dưới sự lãnh đạo kiên quyết của các sĩ phu Hoàng Văn Hòe (1884-1885), Nguyễn Cao (1884-1887), Dương Khải, Ngô Quang Huy, Đội Văn (1884-1889). Đội quân viễn chinh Pháp càng tiến sâu và mở rộng xâm lược, chúng càng vấp phải các cuộc khởi nghĩa do Cai Kinh - Cai Bình (1884-1887), Tuần Xô - Đề Vang (1886-1889) lãnh đạo và đã gây cho chúng biết bao thảm bại.
Để đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình đánh chiếm và thống trị, thực dân Pháp còn thực thi nhiều biện pháp nhằm làm suy yếu tính cố kết truyền thống của nhân dân bằng cách chia nhỏ tỉnh Bắc Ninh vốn chỉ rộng khoảng 6.000 km2, với 21 phủ huyện và 700.000 dân thành nhiều địa phương khác nhau, với các chế độ cai trị khác nhau (quân quản, bán quân quản, dân sự) để cuối cùng chỉ còn tỉnh Bắc Ninh nhỏ bé (1.100 km2, 11 phủ huyện, 350.000 dân). Việc thay đổi địa giới, tách nhập đất đai kể trên là nhằm thực hiện chính sách chia để trị.
Thực dân Pháp khuyến khích vui chơi, tăng nồng độ của rượu cồn, thuốc phiện và gái điếm; triệt để sử dụng bộ máy quản lý làng, xã cũ bằng cách tiến hành các đợt cải lương hương chính vào các năm 1921-1927, nhằm ru ngủ tinh thần dân tộc trong nhân dân ta, nhất là thế hệ thanh niên.
Chưa hoàn toàn yên tâm ở những biện pháp vô hình nhưng hữu hiệu kể trên, thực dân Pháp còn áp đặt lên Bắc Ninh một bộ máy quân sự đồ sộ với doanh trại của Tiểu đoàn pháo thủ số 3 Bắc Kỳ trong thành Bắc Ninh, đại bản doanh của Lữ đoàn 4 Quân khu miền đông ở Thị Cầu - Đáp Cầu, cùng nhiều trại lê dương, trại pháo thủ và sân bay Gia Lâm.
Thực hiện kế hoạch khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ nhất, thực dân Pháp đua nhau nhảy vào cướp đất, lập đồn điền. Tính đến năm 30 của thế kỷ XX, toàn tỉnh Bắc Ninh có 23 đồn điền, chiếm 13.271 ha, có ở hầu hết các huyện như Mácty (Marty), Loady (Loisy) ở Gia Lâm; Poanớp (Poineuf), Giônétcô (Jonesco) ở Quế Dương; Bracôni (Broconir), Luít (Louis), Lôi (Lauise) ở Võ Giàng; Đôloóc (Dolorge) ở Gia Bình... Ngoài ra còn phải kể đến một số đồn điền của địa chủ kiêm tư sản người Việt như Vũ Văn An (ở Yên Phong), Nghiêm Xuân Quảng (ở Gia Lâm), Trần Văn Tư (ở Từ Sơn), Trần Quang Huy (ở Thuận Thành), Hàn Sĩ Thiện (ở Gia Bình), Nguyễn Huy Tường, Nguyễn Huy Oanh (ở Lang Tài), Phùng Văn Quân, Ngô Đình Bách, Nguyễn Bất (ở Quế Dương).
Hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường không trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng được thực dân Pháp chú trọng mở mang. Đường thuộc địa số 1 được làm năm 1885 với các đoạn đường số 55 (Gia Lâm - Đáp Cầu), đường số 60 (Đáp Cầu - Lạng Sơn). Các tuyến Gia Lâm - Hải Phòng, Bắc Ninh - Phả Lại, Bắc Ninh - Hải Dương, Bắc Ninh - Đò Lo cũng lần lượt được xây dựng. Nơi đây còn là đầu mối của các tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Vân Nam tại các giao điểm Gia Lâm, Yên Viên. Về đường thủy, “Đáp Cầu là một thành phố tương lai và sẽ là trung tâm thương mại người Âu châu của tỉnh, nhờ có mực nước sâu nên tàu thuyền buôn bán có thể ra vào” 1). Giang cảng này có cả khách sạn hạng sang, có chi nhánh của hãng sửa chữa và đóng tàu SACRIC (Société anonymel de Chalandage et Remorquage de I’IndoChine) đặt trụ sở tại
I. BỐI CẢNH TỈNH BẮC NINH ĐẦU THẾ KỶ XX
Tỉnh Bắc Ninh có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng ở Bắc Kỳ về nhiều lĩnh vực, trong đó có khu vực Gia Lâm bao bọc phía bắc Hà Nội, án ngữ trục giao thông nối giữa trung tâm đồng bằng Bắc Bộ với đồng bằng duyên hải, có thành Bắc Ninh trấn giữ các đầu mối đường bộ nối liền Phả Lại - Hải Dương, có giang cảng Đáp Cầu khống chế trung lưu sông Cầu, sông Đuống và sông Lục Đầu. Mùa xuân năm 1884, thực dân Pháp đã huy động một lực lượng gồm 16.300 binh sĩ với nhiều chiến thuyền cùng với 55 đại bác yểm trợ do trung tướng Milô (Millot), hai thiếu tướng Brieđờ Lin (Briede L’Isle) và Nêgriéc (Négrier) chỉ huy tiến đánh tỉnh Bắc Ninh.
Ngay từ khi đặt chân vào cửa ngõ Bắc Ninh, kẻ thù đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân trong tỉnh dưới sự lãnh đạo kiên quyết của các sĩ phu Hoàng Văn Hòe (1884-1885), Nguyễn Cao (1884-1887), Dương Khải, Ngô Quang Huy, Đội Văn (1884-1889). Đội quân viễn chinh Pháp càng tiến sâu và mở rộng xâm lược, chúng càng vấp phải các cuộc khởi nghĩa do Cai Kinh - Cai Bình (1884-1887), Tuần Xô - Đề Vang (1886-1889) lãnh đạo và đã gây cho chúng biết bao thảm bại.
Để đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình đánh chiếm và thống trị, thực dân Pháp còn thực thi nhiều biện pháp nhằm làm suy yếu tính cố kết truyền thống của nhân dân bằng cách chia nhỏ tỉnh Bắc Ninh vốn chỉ rộng khoảng 6.000 km2, với 21 phủ huyện và 700.000 dân thành nhiều địa phương khác nhau, với các chế độ cai trị khác nhau (quân quản, bán quân quản, dân sự) để cuối cùng chỉ còn tỉnh Bắc Ninh nhỏ bé (1.100 km2, 11 phủ huyện, 350.000 dân). Việc thay đổi địa giới, tách nhập đất đai kể trên là nhằm thực hiện chính sách chia để trị.
Thực dân Pháp khuyến khích vui chơi, tăng nồng độ của rượu cồn, thuốc phiện và gái điếm; triệt để sử dụng bộ máy quản lý làng, xã cũ bằng cách tiến hành các đợt cải lương hương chính vào các năm 1921-1927, nhằm ru ngủ tinh thần dân tộc trong nhân dân ta, nhất là thế hệ thanh niên.
Chưa hoàn toàn yên tâm ở những biện pháp vô hình nhưng hữu hiệu kể trên, thực dân Pháp còn áp đặt lên Bắc Ninh một bộ máy quân sự đồ sộ với doanh trại của Tiểu đoàn pháo thủ số 3 Bắc Kỳ trong thành Bắc Ninh, đại bản doanh của Lữ đoàn 4 Quân khu miền đông ở Thị Cầu - Đáp Cầu, cùng nhiều trại lê dương, trại pháo thủ và sân bay Gia Lâm.
Thực hiện kế hoạch khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ nhất, thực dân Pháp đua nhau nhảy vào cướp đất, lập đồn điền. Tính đến năm 30 của thế kỷ XX, toàn tỉnh Bắc Ninh có 23 đồn điền, chiếm 13.271 ha, có ở hầu hết các huyện như Mácty (Marty), Loady (Loisy) ở Gia Lâm; Poanớp (Poineuf), Giônétcô (Jonesco) ở Quế Dương; Bracôni (Broconir), Luít (Louis), Lôi (Lauise) ở Võ Giàng; Đôloóc (Dolorge) ở Gia Bình... Ngoài ra còn phải kể đến một số đồn điền của địa chủ kiêm tư sản người Việt như Vũ Văn An (ở Yên Phong), Nghiêm Xuân Quảng (ở Gia Lâm), Trần Văn Tư (ở Từ Sơn), Trần Quang Huy (ở Thuận Thành), Hàn Sĩ Thiện (ở Gia Bình), Nguyễn Huy Tường, Nguyễn Huy Oanh (ở Lang Tài), Phùng Văn Quân, Ngô Đình Bách, Nguyễn Bất (ở Quế Dương).
Hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường không trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng được thực dân Pháp chú trọng mở mang. Đường thuộc địa số 1 được làm năm 1885 với các đoạn đường số 55 (Gia Lâm - Đáp Cầu), đường số 60 (Đáp Cầu - Lạng Sơn). Các tuyến Gia Lâm - Hải Phòng, Bắc Ninh - Phả Lại, Bắc Ninh - Hải Dương, Bắc Ninh - Đò Lo cũng lần lượt được xây dựng. Nơi đây còn là đầu mối của các tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Vân Nam tại các giao điểm Gia Lâm, Yên Viên. Về đường thủy, “Đáp Cầu là một thành phố tương lai và sẽ là trung tâm thương mại người Âu châu của tỉnh, nhờ có mực nước sâu nên tàu thuyền buôn bán có thể ra vào” 1). Giang cảng này có cả khách sạn hạng sang, có chi nhánh của hãng sửa chữa và đóng tàu SACRIC (Société anonymel de Chalandage et Remorquage de I’IndoChine) đặt trụ sở tại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đức Hùng
Dung lượng: 310,86KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)