Lich su 4
Chia sẻ bởi Lê Thị Hồng Lan |
Ngày 03/05/2019 |
27
Chia sẻ tài liệu: Lich su 4 thuộc Toán học 5
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP 4
HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2008 - 2009
Hãy khoanh vào những ý đúng:
Câu 1: Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào khi nào? Ai là người chỉ huy? Mục đích của cuộc tiến quân là gì?
a. Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc vào năm 1771, do Nguyễn Huệ tổng chỉ huy để tiêu diệt chúa Trịnh, thống nhất giang sơn.
b. Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc vào năm 1786, do Nguyễn Nhạc tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh.
c. Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long vào năm 1786, do Nguyễn Huệ tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
Câu 2: Chúa Trịnh và bầy tôi khi được tin nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc đã có thái độ như thế nào?
kinh thành Thăng Long náo loạn, chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên.
b.Trịnh Khải gấp rút chuẩn bị quân và mưu kế giữ kinh thành.
C.Cả hai ý trên.
Câu 3: Những sự việc nào cho thấy chúa Trịnh và bầy tôi rất chủ quan, coi thường lực lượng của nghĩa quân?
a.Một viên tướng quả quyết rằng nghĩa quân đi đường xa, lại tiến vào xứ lạ không quen khí hậu, địa hình nên chỉ cần đánh một trận là nhà Chúa sẽ thắng.
b. Một viên tướng khác thề đem cái chết để trả ơn chúa.
c. Trịnh Khải ra lệnh dàn binh đợi nghĩa quân đến.
d. Tất cả các ý trên
Câu 4: Khi nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long quân Trịnh chống đỡ như thế nào?
A .Quân Trịnh chiến đấu anh dũng nhưng không giành được thắng lợi.
B .Quân Trịnh sợ hãi không dám tiến mà quay đầu bỏ chạy.
C.Quân Trịnh và quân Tây Sơn đánh nhau không phân thắng bại.
Câu 5: Kết quả và ý nghĩa của cuộc tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ:
a. Làm chủ Thăng Long lật đỏ chính quyền họ Trịnh.
b. Mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
c. cả hai ý trên.
Câu6:Kể lại chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh?
Quân thủy và quân bộ của Nguyễn Huệ tiến như vũ bảo về phía Thăng Long, chẳng mấy chốc đã đến Nam Dư. Quân Trịnh tưởng quân Tây Sơn còn ở xa nên bỏ thuyền, lên bờ chơi tản mát. Khi quân Tây Sơn ập đến, quân Trịnh không kịp xuống thuyền, phần bị giết, phần bỏ chạy. Quân Tây Sơn băng băng tiến về kinh thành Thăng Long, đánh mạnh vào trận địa của quân Trịnh.Trịnh Khải phất cờ lệnh thúc quân đánh trả nhưng tướng sĩ nhìn nhau không dám tiến. Lợi dụng cơ hội ấy, quân Tây Sơn bắn đạn lửa vào quân Trịnh. Phút chốc, quân Trịnh đại bại. Trịnh Khải vội cởi áo chúa bỏ chạy, bị dân bắt trói nộp cho quân Tây Sơn.
Câu 7: Hãy nêu lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh?
Cuối năm 1788, mượn cớ giúp nhà Lê, quân thanh sang chiếm nước ta . Nguyễn Huệ liền lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra bắc đánh quân Thanh.
Ngày 20 tháng 1 năm 1789, Quang Trung chỉ huy quân ra đến Tam Điệp (Ninh Bình). Quân sĩ được lệnh ăn tết trước, rồi chia thành năm đạo quân tiến ra Thăng Long. Chủ tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị biết được tin đó nhưng có ý khinh thường. Đêm mồng 3 Tết năm Kỉ Dậu (1789), quân ta kéo tới sát đồn Hà Hồi mà giặc vẫn không hề biết. Vào lúc nửa đêm, quân ta vây kính đồn Hà hồi, Quang Trung bắc loa gọi. Tướng sĩ dạ rầm trời. Quân Thanh trong đồn hoảng sợ xin hàng.
Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh bắn đại bác ra dữ dội, khói lửa mù mịt. Quân ta ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm đắp nước quấn ngoài, rồi cứ 20 người một tấm tiến lên. Vua Quang Trung cưỡi voi chỉ huy. Tới sát cửa đồn, quân ta bỏ lá chắn xông vào như vũ bão. Cuộc chiến diễn ra ác liệt. Quân giặc chết nhiều vô kể. Đồn Ngọc Hồi bị mất, quân Thanh bỏ chạy về phía Thăng Long bị quân ta phục kích tiêu diệt.
Cũng vào mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử, xác giặc chất thành gò đống. Tôn Sĩ Nghị nhận được tin báo, hoảng sợ cùng đám tàn quân vượt qua sông Hồng chạy về phương Bắc.
Câu 8: Theo em vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân thanh?
Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc, lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy.
Câu 9: Kể lại những chính sách về kinh tế và văn hóa, giáo dục của vua Quang Trung?
-Chính sách nông nghiệp:Ban hành “chiếu khuyến nông”lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
-Chính sách thương nghiệp:Quang Trung cho đúc đồng tiền mới. Yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới để dân hai nước được tự do trao đổi hàng hóa. Đồng thời cho mở cửa biển để thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
-Chính sách giáo dục:Ban hành “chiếu lập học”; cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia.
Câu 10: Tại sao vua quang Trung đề cao chữ Nôm?
Vì chữ Nôm là chữ viết do nhân dân ta sáng tạo từ lâu, đã được các đời Lí, Trần sử dụng. Đề cao chữ Nôm là đề cao vốn quý của dân tộc , thể hiện ý thức tự cường dân tộc.
Câu 11: Việc vua Quang Trung cho mở cửa biên giới với nhà Thanh và mở cửa biển của nước ta có lợi gì?
- Khiến cho hàng hóa không ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của nhân dân.
Câu 12:Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
Sau khi vua Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công lật đổ nhà Tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn.
Năm 1802 triều Tây Sơn bị lật đổ, nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú xuân ( Huế). Kể từ năm 1802 đến năm 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu trị, Tự Đức.
Câu 13: Những điều gì cho thấy các vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình?
Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước từ trung ương đến địa phương, từ việc đặt luật pháp đến việc tổ chức các kì thi Hội, từ việc thay đổi các quan trong triều,điều động quân đi đánh xa đến việc trực tiếp điều hành các quan đứng đầu tỉnh...đều do vua quyết định. Ban hành bộ luật mới mà lịch sử gọi là Bộ luật Gia Long
Câu 14: Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức như thế nào?
Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều thứ quân ( bộ binh, thủy binh, tượng binh) ở kinh đô cũng như ở các nơi đều xây dựng thành trì vững chắc. Để kịp thời chuyển tin tức, nhà Nguyễn đã cho xây dựng các trạm ngựa nối liền từ cực Bắc đến cực Nam của đất nước.
Câu 15: Hãy mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế?
Kinh thành Huế được xây dựng theo lối kiến trúc phương Tây kết hợp một cách tài tình với kiến trúc thành phách phương Đông.Tất cả các công trình được xây dựng xung quanh trục chính, theo hướng Nam- Bắc. Một tòa thành rộng lớn, dài hơn 2km đã mọc lên bên bờ sông Hương. Đây là tòa thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó. Thành có 10 cửa chính ra vào. Bên trên cửa thành có xây các vọng gác có mái uốn cong hình chim phượng. cửa Nam tòa thành có cột cờ cao 37m, từ đỉnh cột cờ có thể nhìn thấy cửa biển Thuận An. Nằm giữa kinh thành huế là Hoàng thành. Cửa chính vào Hoàng thành gọi là Ngọ Môn. Tiếp đến là hồ sen, ven hồ là hàng cây đại. Một chiếc cầu bắc qua hồ dẫn đến điện THái Hòa nguy nga tráng lệ. Điện Thái Hòa là nơi tổ chức các cuộc lễ lớn. Quanh điện Thái Hòa là hệ thống cung điện dành riêng cho vua và hoàng tộc.
HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2008 - 2009
Hãy khoanh vào những ý đúng:
Câu 1: Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào khi nào? Ai là người chỉ huy? Mục đích của cuộc tiến quân là gì?
a. Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc vào năm 1771, do Nguyễn Huệ tổng chỉ huy để tiêu diệt chúa Trịnh, thống nhất giang sơn.
b. Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc vào năm 1786, do Nguyễn Nhạc tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh.
c. Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long vào năm 1786, do Nguyễn Huệ tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
Câu 2: Chúa Trịnh và bầy tôi khi được tin nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc đã có thái độ như thế nào?
kinh thành Thăng Long náo loạn, chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên.
b.Trịnh Khải gấp rút chuẩn bị quân và mưu kế giữ kinh thành.
C.Cả hai ý trên.
Câu 3: Những sự việc nào cho thấy chúa Trịnh và bầy tôi rất chủ quan, coi thường lực lượng của nghĩa quân?
a.Một viên tướng quả quyết rằng nghĩa quân đi đường xa, lại tiến vào xứ lạ không quen khí hậu, địa hình nên chỉ cần đánh một trận là nhà Chúa sẽ thắng.
b. Một viên tướng khác thề đem cái chết để trả ơn chúa.
c. Trịnh Khải ra lệnh dàn binh đợi nghĩa quân đến.
d. Tất cả các ý trên
Câu 4: Khi nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long quân Trịnh chống đỡ như thế nào?
A .Quân Trịnh chiến đấu anh dũng nhưng không giành được thắng lợi.
B .Quân Trịnh sợ hãi không dám tiến mà quay đầu bỏ chạy.
C.Quân Trịnh và quân Tây Sơn đánh nhau không phân thắng bại.
Câu 5: Kết quả và ý nghĩa của cuộc tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ:
a. Làm chủ Thăng Long lật đỏ chính quyền họ Trịnh.
b. Mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
c. cả hai ý trên.
Câu6:Kể lại chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh?
Quân thủy và quân bộ của Nguyễn Huệ tiến như vũ bảo về phía Thăng Long, chẳng mấy chốc đã đến Nam Dư. Quân Trịnh tưởng quân Tây Sơn còn ở xa nên bỏ thuyền, lên bờ chơi tản mát. Khi quân Tây Sơn ập đến, quân Trịnh không kịp xuống thuyền, phần bị giết, phần bỏ chạy. Quân Tây Sơn băng băng tiến về kinh thành Thăng Long, đánh mạnh vào trận địa của quân Trịnh.Trịnh Khải phất cờ lệnh thúc quân đánh trả nhưng tướng sĩ nhìn nhau không dám tiến. Lợi dụng cơ hội ấy, quân Tây Sơn bắn đạn lửa vào quân Trịnh. Phút chốc, quân Trịnh đại bại. Trịnh Khải vội cởi áo chúa bỏ chạy, bị dân bắt trói nộp cho quân Tây Sơn.
Câu 7: Hãy nêu lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh?
Cuối năm 1788, mượn cớ giúp nhà Lê, quân thanh sang chiếm nước ta . Nguyễn Huệ liền lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra bắc đánh quân Thanh.
Ngày 20 tháng 1 năm 1789, Quang Trung chỉ huy quân ra đến Tam Điệp (Ninh Bình). Quân sĩ được lệnh ăn tết trước, rồi chia thành năm đạo quân tiến ra Thăng Long. Chủ tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị biết được tin đó nhưng có ý khinh thường. Đêm mồng 3 Tết năm Kỉ Dậu (1789), quân ta kéo tới sát đồn Hà Hồi mà giặc vẫn không hề biết. Vào lúc nửa đêm, quân ta vây kính đồn Hà hồi, Quang Trung bắc loa gọi. Tướng sĩ dạ rầm trời. Quân Thanh trong đồn hoảng sợ xin hàng.
Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh bắn đại bác ra dữ dội, khói lửa mù mịt. Quân ta ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm đắp nước quấn ngoài, rồi cứ 20 người một tấm tiến lên. Vua Quang Trung cưỡi voi chỉ huy. Tới sát cửa đồn, quân ta bỏ lá chắn xông vào như vũ bão. Cuộc chiến diễn ra ác liệt. Quân giặc chết nhiều vô kể. Đồn Ngọc Hồi bị mất, quân Thanh bỏ chạy về phía Thăng Long bị quân ta phục kích tiêu diệt.
Cũng vào mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử, xác giặc chất thành gò đống. Tôn Sĩ Nghị nhận được tin báo, hoảng sợ cùng đám tàn quân vượt qua sông Hồng chạy về phương Bắc.
Câu 8: Theo em vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân thanh?
Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc, lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy.
Câu 9: Kể lại những chính sách về kinh tế và văn hóa, giáo dục của vua Quang Trung?
-Chính sách nông nghiệp:Ban hành “chiếu khuyến nông”lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
-Chính sách thương nghiệp:Quang Trung cho đúc đồng tiền mới. Yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới để dân hai nước được tự do trao đổi hàng hóa. Đồng thời cho mở cửa biển để thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
-Chính sách giáo dục:Ban hành “chiếu lập học”; cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia.
Câu 10: Tại sao vua quang Trung đề cao chữ Nôm?
Vì chữ Nôm là chữ viết do nhân dân ta sáng tạo từ lâu, đã được các đời Lí, Trần sử dụng. Đề cao chữ Nôm là đề cao vốn quý của dân tộc , thể hiện ý thức tự cường dân tộc.
Câu 11: Việc vua Quang Trung cho mở cửa biên giới với nhà Thanh và mở cửa biển của nước ta có lợi gì?
- Khiến cho hàng hóa không ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của nhân dân.
Câu 12:Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
Sau khi vua Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công lật đổ nhà Tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn.
Năm 1802 triều Tây Sơn bị lật đổ, nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú xuân ( Huế). Kể từ năm 1802 đến năm 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu trị, Tự Đức.
Câu 13: Những điều gì cho thấy các vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình?
Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước từ trung ương đến địa phương, từ việc đặt luật pháp đến việc tổ chức các kì thi Hội, từ việc thay đổi các quan trong triều,điều động quân đi đánh xa đến việc trực tiếp điều hành các quan đứng đầu tỉnh...đều do vua quyết định. Ban hành bộ luật mới mà lịch sử gọi là Bộ luật Gia Long
Câu 14: Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức như thế nào?
Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều thứ quân ( bộ binh, thủy binh, tượng binh) ở kinh đô cũng như ở các nơi đều xây dựng thành trì vững chắc. Để kịp thời chuyển tin tức, nhà Nguyễn đã cho xây dựng các trạm ngựa nối liền từ cực Bắc đến cực Nam của đất nước.
Câu 15: Hãy mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế?
Kinh thành Huế được xây dựng theo lối kiến trúc phương Tây kết hợp một cách tài tình với kiến trúc thành phách phương Đông.Tất cả các công trình được xây dựng xung quanh trục chính, theo hướng Nam- Bắc. Một tòa thành rộng lớn, dài hơn 2km đã mọc lên bên bờ sông Hương. Đây là tòa thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó. Thành có 10 cửa chính ra vào. Bên trên cửa thành có xây các vọng gác có mái uốn cong hình chim phượng. cửa Nam tòa thành có cột cờ cao 37m, từ đỉnh cột cờ có thể nhìn thấy cửa biển Thuận An. Nằm giữa kinh thành huế là Hoàng thành. Cửa chính vào Hoàng thành gọi là Ngọ Môn. Tiếp đến là hồ sen, ven hồ là hàng cây đại. Một chiếc cầu bắc qua hồ dẫn đến điện THái Hòa nguy nga tráng lệ. Điện Thái Hòa là nơi tổ chức các cuộc lễ lớn. Quanh điện Thái Hòa là hệ thống cung điện dành riêng cho vua và hoàng tộc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Hồng Lan
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)