LI THUYET. BAI TAP ON THI HK II. LI 8

Chia sẻ bởi Huyønh Thò Bích Thuûy | Ngày 14/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: LI THUYET. BAI TAP ON THI HK II. LI 8 thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:


ÔN TẬP THI HK II VẬT LÍ 8
PHẦN LÝ THUYẾT
Bài 15 : Công suất
1./ Nêu định nghĩa công suất . Khi nói công suất của một chiếc quạt 35W em hiểu như thế nào ?
- Công suất là công thực hiện trong một đơn vị thời gian. - Công suất của chiếc quạt 35 W cho biết trong 1 giây chiếc quạt thực hiện được một công là 35 Jun.
2./ Viết công thức tính công suất. Nêu tên và đơn vị các đại lượng trong công thức đó ?
- Công thức tính công suất : P = A/t
Trong đó : - P là công suất (W)
- A là công thực hiện (J)
- t là thời gian (s)
Bài 16 : Cơ năng
1./ Khi nào một vật có cơ năng ? Nêu hai dạng cơ năng.
Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật đó có cơ năng.
Thế năng và động năng là hai dạng của cơ năng.
2./ Thế nào là thế năng hấp dẫn ? Thế năng hấp dẫn phụ thuộc đai lượng nào ?
- Cơ năng của vật có được do vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn .
- Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn bằng không .
- Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào mốc tính độ cao và khối lượng. Vật có khối lượng càng lớn và càng cao so với mặt đất thì thế năng hấp dẫn càng lớn
3./ Thế nào là thế năng đàn hồi ? Thế năng đàn hồi phụ thuộc đai lượng nào?
- Cơ năng của vật có được do vật bị biến dạng đàn hồi gọi là thế năng đàn hồi
-Vật bị biến dạng đàn hồi càng nhiều thì thế năng đàn hồi càng lớn .
4./ Khi nào vật có động năng ? Động năng phụ thuộc đai lượng nào ?
Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng. Nếu vật đứng yên thì động năng bằng không. Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật. Vật có khối lượng càng lớn và động càng nhanh thì động năng càng lớn.
Bài 17 : Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
1./ Nêu sự chuyển hóa của cơ năng. Phát biểu định luật sự bảo toàn cơ năng. Nêu thí dụ về sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác.
- Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng , ngược lại thế năng có thể chuyển hoá thành động năng.
- Định luật bảo toàn cơ năng : Trong quá trình cơ học ,động năng và thế năng không tự sinh ra và cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng kia.
- Thí dụ : * Mũi tên được bắn từ chiếc cung : Thế năng của cánh cung chuyển hóa thành động năng của mũi tên.
* Nước từ trên đập cao chảy xuống : Thế năng chuyển hóa thành động năng
* Ném một lên cao theo phương thẳng đứng : Khi vật đi lên, động năng chuyển hóa thành thế năng. Khi vật rơi xuống, thế năng chuyển hóa thành động năng.
Bài 19-20 : Các chất cấu tạo như thế nào ? Nguyên tử phân tử chuyển động hay dứng yên ?
1./ Các chất được cấu tạo như thế nào ?
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, phân tử là là một nhóm nguyên tử kết hợp lại
Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và luôn chuyển động không ngừng.
Bài 21 : Nhiệt năng
1./ Nhiệt năng là gì ? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng .
- Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật .
- Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng : Thực hiện công và truyền nhiệt .
2./ năng có quan hệ với nhiệt độ của vật như thế nào ?
Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
3./ Nhiệt lượng là gì ? Viết kí hiệu và đơn vị của nhiệt lượng .
Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng. Nhiệt lượng được kí hiệu là chữ Q, đơn vị nhiệt lượng là jun (J )
Bài 22 : Dẫn nhiệt
1./ Dẫn nhiệt là gì ? Trình bày tính dẫn nhiệt của các chất .
-Dẫn nhiệt là sự truỵền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật , từ vật này sang vật khác .
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt ,tốt nhất là kim loại . Chất lỏng dẫn nhiệt kém , dẫn nhiệt kém nhất là chất khí .
Bài 23 : Đối lưu-Bức xạ nhiệt
1./ Đối lưu là gì ? Bức
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huyønh Thò Bích Thuûy
Dung lượng: 58,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)