Làng Nhuệ - Thiệu Thịnh - Thiệu Hoá
Chia sẻ bởi Đỗ Xuân Oanh |
Ngày 12/10/2018 |
16
Chia sẻ tài liệu: Làng Nhuệ - Thiệu Thịnh - Thiệu Hoá thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Quê nội tôi ở làng Nhuệ Phong(Phong Thịnh, Lương Phong, Đương Phong) của xã Thiệu Thịnh, bên dòng sông Mã. Đất quê tôi là nơi hội tụ phù sa của các con sông Mã; Chu đời đời vun đắp nên những bãi bồi phù sa với những bãi ngô, dâu xanh tốt.
Tôi sinh ra ở quê ngoại, làng Thắng Long cách quê nội hai cánh đồng về phía Tây. Làng Thắng Long(hay Thăng Long) quê ngoại nằm bên tả ngạn con sông Mạo Khê uốn lượn hiền hoà như một con Rồng nhỏ. Làng hình đầu rồng nằm sát dưới chỗ uốn của sông, như đội nép vào bụng Rồng. Theo truyền thuyết kể rằng làng chính là nơi Rồng cất đầu khi phun nước nhập dòng với sông Chu gần Ngã Ba Dàng(phía bên kia sông Chu là thắng cảnh “Thập Cảnh Bàn A” nổi tiếng từ xưatôi là con thứ ba là con trai duy nhất trong gia đình với bốn chị em. Ông bà ngoại không có con trai thừa tự, bố tôi lại đi công tác xa nên chị em sinh ra và lớn lên ở cùng mẹ và ông bà ngoại được ông bà ngoại chăm sóc, nuôi dưỡng để cho bố mẹ yên tâm công tác. Năm 1977, khi tôi lên 7, em gái tôi lên 4, chị gái đầu lên 13, chị gái thứ hai lên 10 tuỏi; thì cả gia đình tôi chuyển sang quê nội, do thực hiện chính sách “giải phóng lòng sông” để định cư các gia đình dọc hai bên sông Mà - Chu đi đến các huyện miền núi, những gia đình neo người hoặc có người đi công tác xa, thì được cấp đất ở vùng đất canh tác trong đê, thuộc phía Bắc của xã Thiệu Thịnh, còn gọi là xóm “Mả Vàng”. Xóm Mả Vàng trước đây là vùng đất canh tác lâu đời của nhiều gia đình trong xã, vùng đất canh tác này được giới hạn với làng bởi con đường Bờ Bông được nối với các khu cồn, mả thường được người dân khai phá để trồng bông dệt vải từ xa xưa. Nếu đi từ đình làng Nhuệ Phong ra đồng(phía Bắc) sẽ qua “trang” của gia đình quan Kinh, quan Huấn xưa(bây giờ là các gia đình dòng họ Lê có tiếng như ông Cả Trạm, ông Cả Cần, Cả Kiệm, ông Cựu Sực..., đến chùa , nghè làng Nhuệ Phong(ở bên trái) đã bị tàn phá(sau đó bị đào đất đắp đê thành hồ ao thả cá của HTX, rồi dân được cấp đất lấn ra để ở...), còn một số phế tích đáng kể như: các tượng hộ pháp coi nghè, chùa đã vỡ, gãy, tượng chó ngao, nhất là chiếc sập bằng đá xanh rộng đến 3m2 được người dân đem ra lát trên cống nước qua đường để đi thẳng ra đồng ở phía Bắc của làng(nối từ ao hồ nhà anh Tiên Nhoa sang ao hồ thuộc vùng nghè chùa phế tích, chỗ cổng nhà anh Ca Dung; người dân đi làm đồng thường đứng ở đây để rửa chân, rửa vật dụng như cày, bừa.... Sau này, đường được bê tông hóa đổ chận lên tấm đá quí này?!). Chưa đến chiếc cầu đá, rẽ trái theo đường Bờ Bông, khoảng 15m, có đường rẽ lên phía Bắc là một khu cồn lớn um tùm bởi các bụi tre, rứa dại, và các c
Tôi sinh ra ở quê ngoại, làng Thắng Long cách quê nội hai cánh đồng về phía Tây. Làng Thắng Long(hay Thăng Long) quê ngoại nằm bên tả ngạn con sông Mạo Khê uốn lượn hiền hoà như một con Rồng nhỏ. Làng hình đầu rồng nằm sát dưới chỗ uốn của sông, như đội nép vào bụng Rồng. Theo truyền thuyết kể rằng làng chính là nơi Rồng cất đầu khi phun nước nhập dòng với sông Chu gần Ngã Ba Dàng(phía bên kia sông Chu là thắng cảnh “Thập Cảnh Bàn A” nổi tiếng từ xưatôi là con thứ ba là con trai duy nhất trong gia đình với bốn chị em. Ông bà ngoại không có con trai thừa tự, bố tôi lại đi công tác xa nên chị em sinh ra và lớn lên ở cùng mẹ và ông bà ngoại được ông bà ngoại chăm sóc, nuôi dưỡng để cho bố mẹ yên tâm công tác. Năm 1977, khi tôi lên 7, em gái tôi lên 4, chị gái đầu lên 13, chị gái thứ hai lên 10 tuỏi; thì cả gia đình tôi chuyển sang quê nội, do thực hiện chính sách “giải phóng lòng sông” để định cư các gia đình dọc hai bên sông Mà - Chu đi đến các huyện miền núi, những gia đình neo người hoặc có người đi công tác xa, thì được cấp đất ở vùng đất canh tác trong đê, thuộc phía Bắc của xã Thiệu Thịnh, còn gọi là xóm “Mả Vàng”. Xóm Mả Vàng trước đây là vùng đất canh tác lâu đời của nhiều gia đình trong xã, vùng đất canh tác này được giới hạn với làng bởi con đường Bờ Bông được nối với các khu cồn, mả thường được người dân khai phá để trồng bông dệt vải từ xa xưa. Nếu đi từ đình làng Nhuệ Phong ra đồng(phía Bắc) sẽ qua “trang” của gia đình quan Kinh, quan Huấn xưa(bây giờ là các gia đình dòng họ Lê có tiếng như ông Cả Trạm, ông Cả Cần, Cả Kiệm, ông Cựu Sực..., đến chùa , nghè làng Nhuệ Phong(ở bên trái) đã bị tàn phá(sau đó bị đào đất đắp đê thành hồ ao thả cá của HTX, rồi dân được cấp đất lấn ra để ở...), còn một số phế tích đáng kể như: các tượng hộ pháp coi nghè, chùa đã vỡ, gãy, tượng chó ngao, nhất là chiếc sập bằng đá xanh rộng đến 3m2 được người dân đem ra lát trên cống nước qua đường để đi thẳng ra đồng ở phía Bắc của làng(nối từ ao hồ nhà anh Tiên Nhoa sang ao hồ thuộc vùng nghè chùa phế tích, chỗ cổng nhà anh Ca Dung; người dân đi làm đồng thường đứng ở đây để rửa chân, rửa vật dụng như cày, bừa.... Sau này, đường được bê tông hóa đổ chận lên tấm đá quí này?!). Chưa đến chiếc cầu đá, rẽ trái theo đường Bờ Bông, khoảng 15m, có đường rẽ lên phía Bắc là một khu cồn lớn um tùm bởi các bụi tre, rứa dại, và các c
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Xuân Oanh
Dung lượng: 80,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)