Ký ức về một bài thơ
Chia sẻ bởi Lê Thị Nhung |
Ngày 12/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: Ký ức về một bài thơ thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Truyện đời tự kể - Nhân kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2009
KÍ ỨC VỀ MỘT BÀI THƠ
Nguyễn Văn Ưng
Bạn đọc hãy tin rằng KÍ ỨC VỀ MỘT BÀI THƠ mãi mãi là một kỉ niệm buồn của đời tôi, một bài học nghề nghiệp, một nỗi day dứt, một sai lầm không lớn nhưng đã mười năm trôi qua, mỗi lần nhớ lại, tôi vẫn chưa thể tự tha thứ cho mình.
Là giáo viên dạy văn ở trường THPT, thỉnh thoảng tôi cũng có làm thơ nhưng chỉ là để cho mình đọc. Viết được bài nào, tôi chép vào cuốn “Sổ Thơ”, cất kĩ, lâu lâu lại đem ra xem lại; cũng không thường lắm, mỗi năm chỉ một vài lần. Đêm nay, rằm tháng giêng năm Mậu Tý (21- 2- 2008) – ngày thơ Việt Nam – tôi đem “Sổ Thơ” ra. Từng trang giấy lật mở. Và..., trước mắt tôi là bài thơ “CẢM TÁC”. Bài thơ đề: Đêm Trung thu Mậu Dần, ngày 5-10 -1998. Tôi ngồi lặng đi..., mới đó mà đã mười năm, kí ức về bài thơ lần lượt hiện về...
Đầu năm học, nhận chủ nhiệm lớp 12 C4, tôi đã để ý ngay đến cô học trò ấy: ít nói, người nhỏ nhắn, áo hơi cũ, khuôn mặt dễ thương, đôi mi dài, đôi mắt đẹp nhưng rất buồn ..., tên em là N.T.N.Tr.
Một tháng sau, đã hết hạn nộp học phí cho nhà trường, giờ sinh hoạt lớp, gọi Tr. đứng lên, tôi nói: “Hết hạn nộp học phí rồi, cả lớp chỉ còn mình em là chưa nộp đủ, còn 100.000 đ nữa, bao giờ thì nộp hết ?”. Tr. đứng cúi đầu không trả lời, tôi hỏi thêm lần nữa, giọng hơi gắt “Bao giờ nộp tiền hả Tr ?”. Tr. vẫn cúi đầu, không nói. Tôi hỏi lại, giọng chẳng còn ôn tồn “Nói đi chứ, bao giờ nộp ?”. Em ngẩng đầu lên, nhìn thẳng vào tôi với cái nhìn của người có lỗi, đôi mắt long lanh, ngấn nước, vẫn không có một lời nào. Xẵng giọng, tôi bảo “Ngồi xuống”. Tr. ngồi và gục đầu xuống bàn. Tôi nhắc nhở các em việc thực hiện nội qui. Vài tiếng nấc nhỏ vang lên. Cả lớp im lặng nhìn về phía Tr. ngồi, không khí nặng nề. Giờ sinh hoạt kết thúc sớm hơn mọi khi. Lớp ra về hết, chỉ còn Tr. và đứa bạn ngồi cạnh như còn chưa muốn về. Tôi chuẩn bị bước ra cửa. Tr. bước nhanh lên chỗ tôi, giọng đầy nước mắt: “Thưa thầy!... Em nộp tiền ạ!”. Em đặt vội lên bàn 100.000 đ rồi cùng bạn, hai đứa bước nhanh ra cửa. Tôi nhìn theo ngạc nhiên, một thoáng ân hận, định hôm nào sẽ gặp riêng và nói với Tr. vài lời.
Nhưng dự định của tôi đã chẳng bao giờ thực hiện được nữa. Bởi ngay hôm sau, thày trò tôi đã phải đi đám tang của Tr. Chiều qua, trên đường từ chợ về nhà, một chiếc xe máy ngược chiều lấn trái, đã làm chiếc xe đạp của em gãy đôi, còn em thì văng ra xa, đập đầu xuống đường, bất tỉnh và chẳng bao giờ tỉnh lại nữa. Mẹ em nói với tôi trong nước mắt “Nhà nghèo, nó phải phụ với mẹ bán rau ngoài chợ. Chiều qua, nó xin 100.000 đ, bảo để mai trả bạn, hôm qua nó mượn để đóng cho xong học phí”. Tôi chợt hiểu thái độ của Tr. trong giờ sinh hoạt lớp, và đó cũng là câu trả lời cho sự ngạc nhiên của tôi: Vì sao Tr. lại có 100,000 đ để nộp cho tôi lúc ấy.
Tôi thấy cay nơi sống mũi, từ từ bước tới bên chiếc quan tài chưa đậy kín nắp: vẫn khuôn mặt dễ thương, hai hàng mi dài, nhưng đôi mắt đẹp mà buồn của em thì đã vĩnh viễn khép kín. “Tội nghiệp em quá Tr. ơi! Thầy xin lỗi vì sự vô tình đối với em!” – Tôi nói thầm dù biết em chẳng còn nghe được. Một nỗi ân hận muộn màng.
Hai tuần trôi đi, chấm bài làm văn của lớp 12 C4. Đặt sấp bài của học sinh trước mặt, tôi vội tìm ... Đây rồi! ... Họ và tên: N.T.N.Tr. Đề bài: Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương. Tôi đọc nhanh, bài chưa làm xong, dòng chữ cuối cùng: “... cảm thương cho bà Tú, người phụ nữ bạc phận, cuộc đời vất vả, vui ít, buồn nhiều ....”.
Trang giấy nhòe đi, tôi chỉ còn thấy bóng hình mờ ảo của một thiếu nữ nhỏ nhắn, áo hơi cũ
KÍ ỨC VỀ MỘT BÀI THƠ
Nguyễn Văn Ưng
Bạn đọc hãy tin rằng KÍ ỨC VỀ MỘT BÀI THƠ mãi mãi là một kỉ niệm buồn của đời tôi, một bài học nghề nghiệp, một nỗi day dứt, một sai lầm không lớn nhưng đã mười năm trôi qua, mỗi lần nhớ lại, tôi vẫn chưa thể tự tha thứ cho mình.
Là giáo viên dạy văn ở trường THPT, thỉnh thoảng tôi cũng có làm thơ nhưng chỉ là để cho mình đọc. Viết được bài nào, tôi chép vào cuốn “Sổ Thơ”, cất kĩ, lâu lâu lại đem ra xem lại; cũng không thường lắm, mỗi năm chỉ một vài lần. Đêm nay, rằm tháng giêng năm Mậu Tý (21- 2- 2008) – ngày thơ Việt Nam – tôi đem “Sổ Thơ” ra. Từng trang giấy lật mở. Và..., trước mắt tôi là bài thơ “CẢM TÁC”. Bài thơ đề: Đêm Trung thu Mậu Dần, ngày 5-10 -1998. Tôi ngồi lặng đi..., mới đó mà đã mười năm, kí ức về bài thơ lần lượt hiện về...
Đầu năm học, nhận chủ nhiệm lớp 12 C4, tôi đã để ý ngay đến cô học trò ấy: ít nói, người nhỏ nhắn, áo hơi cũ, khuôn mặt dễ thương, đôi mi dài, đôi mắt đẹp nhưng rất buồn ..., tên em là N.T.N.Tr.
Một tháng sau, đã hết hạn nộp học phí cho nhà trường, giờ sinh hoạt lớp, gọi Tr. đứng lên, tôi nói: “Hết hạn nộp học phí rồi, cả lớp chỉ còn mình em là chưa nộp đủ, còn 100.000 đ nữa, bao giờ thì nộp hết ?”. Tr. đứng cúi đầu không trả lời, tôi hỏi thêm lần nữa, giọng hơi gắt “Bao giờ nộp tiền hả Tr ?”. Tr. vẫn cúi đầu, không nói. Tôi hỏi lại, giọng chẳng còn ôn tồn “Nói đi chứ, bao giờ nộp ?”. Em ngẩng đầu lên, nhìn thẳng vào tôi với cái nhìn của người có lỗi, đôi mắt long lanh, ngấn nước, vẫn không có một lời nào. Xẵng giọng, tôi bảo “Ngồi xuống”. Tr. ngồi và gục đầu xuống bàn. Tôi nhắc nhở các em việc thực hiện nội qui. Vài tiếng nấc nhỏ vang lên. Cả lớp im lặng nhìn về phía Tr. ngồi, không khí nặng nề. Giờ sinh hoạt kết thúc sớm hơn mọi khi. Lớp ra về hết, chỉ còn Tr. và đứa bạn ngồi cạnh như còn chưa muốn về. Tôi chuẩn bị bước ra cửa. Tr. bước nhanh lên chỗ tôi, giọng đầy nước mắt: “Thưa thầy!... Em nộp tiền ạ!”. Em đặt vội lên bàn 100.000 đ rồi cùng bạn, hai đứa bước nhanh ra cửa. Tôi nhìn theo ngạc nhiên, một thoáng ân hận, định hôm nào sẽ gặp riêng và nói với Tr. vài lời.
Nhưng dự định của tôi đã chẳng bao giờ thực hiện được nữa. Bởi ngay hôm sau, thày trò tôi đã phải đi đám tang của Tr. Chiều qua, trên đường từ chợ về nhà, một chiếc xe máy ngược chiều lấn trái, đã làm chiếc xe đạp của em gãy đôi, còn em thì văng ra xa, đập đầu xuống đường, bất tỉnh và chẳng bao giờ tỉnh lại nữa. Mẹ em nói với tôi trong nước mắt “Nhà nghèo, nó phải phụ với mẹ bán rau ngoài chợ. Chiều qua, nó xin 100.000 đ, bảo để mai trả bạn, hôm qua nó mượn để đóng cho xong học phí”. Tôi chợt hiểu thái độ của Tr. trong giờ sinh hoạt lớp, và đó cũng là câu trả lời cho sự ngạc nhiên của tôi: Vì sao Tr. lại có 100,000 đ để nộp cho tôi lúc ấy.
Tôi thấy cay nơi sống mũi, từ từ bước tới bên chiếc quan tài chưa đậy kín nắp: vẫn khuôn mặt dễ thương, hai hàng mi dài, nhưng đôi mắt đẹp mà buồn của em thì đã vĩnh viễn khép kín. “Tội nghiệp em quá Tr. ơi! Thầy xin lỗi vì sự vô tình đối với em!” – Tôi nói thầm dù biết em chẳng còn nghe được. Một nỗi ân hận muộn màng.
Hai tuần trôi đi, chấm bài làm văn của lớp 12 C4. Đặt sấp bài của học sinh trước mặt, tôi vội tìm ... Đây rồi! ... Họ và tên: N.T.N.Tr. Đề bài: Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương. Tôi đọc nhanh, bài chưa làm xong, dòng chữ cuối cùng: “... cảm thương cho bà Tú, người phụ nữ bạc phận, cuộc đời vất vả, vui ít, buồn nhiều ....”.
Trang giấy nhòe đi, tôi chỉ còn thấy bóng hình mờ ảo của một thiếu nữ nhỏ nhắn, áo hơi cũ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Nhung
Dung lượng: 33,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)