KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CUA BIỂN

Chia sẻ bởi Huỳnh Thanh Hà | Ngày 01/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CUA BIỂN thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT KIÊN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – MÔI TRƯỜNG




KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CUA BIỂN
(Scylla paramamosain)
Niên khoá 2006 – 2008

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN
Kỹ sư: Trần Nguyễn Thế Quyên Huỳnh Thanh Hà Trần Thanh Điền
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kiên Giang là một trong những tỉnh có tiềm năng lợi thế về việc Nuôi Trồng Thuỷ Sản bởi Kiên Giang có cả hệ thống sông ngòi, đồng bằng và biển cả dày đặc: với bờ biển rộng và kéo dài từ vùng U Minh Thượng bao gồm các huyện: An Minh, An Biên, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng. Đến vùng Tứ Giác Long Xuyên: Hòn Đất, Kiên Lương - Hà Tiên, với những lợi thế trên Kiên Giang hứa hẹn sẽ là một trong những tỉnh phát triển mạnh các mô hình Nuôi Trồng Thuỷ Sản, đặt biệt là một số loài giáp xác như: Tôm sú, cua…trong thời gian tới.
Gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh tôm và ô nhiễm môi trường nuôi nên các nông hộ trong vùng ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long đã phát triển thêm nghề nuôi Cua thương phẩm kết hợp với nuôi tôm quảng canh cải tiến, để tăng thu nhập trên cùng một diện tích. Tuy nhiên trong những năm qua nghề nuôi Cua chủ yếu dựa vào nguồn giống ngoài tự nhiên nên năng xuất và sản lượng không cao, mặc khác khi phát triển mạnh sẽ làm nguồn lợi tự nhiên bị ảnh hưởng và dần cạn kiệt. Vì vậy việc nghiên cứu và ứng dụng “quy trình sản xuất giống cua biển” phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương là một trong những giải pháp cần thiết và cấp bách hiện nay, nhằm tăng nguồn cung cấp giống cua đạt chất lượng tốt và hạn chế suy giảm nguồn lợi do lạm phát khai thác cua giống ngoài tự nhiên. Đến nay, nghề nuôi cua của tỉnh phát triển khá nhanh nhưng toàn tỉnh hiện chỉ có vài cơ sở sản xuất giống cua nhân tạo nguồn giống không đủ cung cấp cho người nuôi so với nhu cầu hiện nay.
Do chưa chủ động được nguồn giống tự nhiên bằng phương pháp sinh sản nhân tạo nên nghề nuôi cua chưa được chú ý nhiều, vùng nguyên liệu (vùng nuôi) chưa được quy hoạch và kỹ thuật chế biến chưa được quan tâm. Bởi thế, chúng ta phải làm thế nào để phát triển toàn diện nghề nuôi cua, cũng như việc sản xuất giống cua nhân tạo để phục vụ nguồn giống cho người dân góp phần tạo công ăn việc làm và tạo thu nhập đáng kể cho người dân.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay nhiều mô hình nuôi cua đã và đang hình thành ở nhiều nơi, phong trào nuôi cua đang từng bước hoàn thiện và phát triển, hứa hẹn trong thời gian không xa mô hình này sẽ được nhân rộng và từng bước đi vào hoạt động đạt hiệu quả hơn. Nhưng hiện nay, nguồn cung cấp cua giống chủ yếu phụ thuộc vào việc đánh bắt ngoài tự nhiên, nguồn giống không đảm bảo cả về chất lượng lẫn về số lượng, góp phần cung ứng kịp thời cho nhu cầu của người nuôi.
Vì vậy, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải sản xuất được giống cua nhân tạo có chất lượng tốt, khả năng tăng trưởng và sức đề kháng cao, để phục vụ cho người nuôi nhằm góp phần tăng thu nhập, cải thiện được đời sống.
Sản xuất được giống cua biển nhân tạo sẽ góp phần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ngoài tự nhiên do việc khai thác nguồn cua giống triệt để.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Thực hiện được quy trình sản xuất giống cua biển
Biết cách chọn được cua mẹ.
Xử lý được nguồn nước
Bố trí được cua mẹ vào bể nuôi vỗ
Bố trí được cua mẹ vào bể ấp
Thao tác được cách thu trứng và định lượng ấu trùng
Thao tác được cách ấp trứng
Kiểm tra được các yếu tố môi trường: pH, nhiệt độ, độ mặn, DO, NH3…
Xác định tỷ lệ sống của ấu trùng qua các giai đoạn từ Zoae 1 đến cua 1 – 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

2 MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CỦA CUA BIỂN

3 QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG

4 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CUA VÀ CÁCH CHỮA TRỊ
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 PHƯƠNG TIỆN

3.2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HỆN
3.2.1 Phương pháp thực nghiệm
3.2.2 Phương pháp thu và xử lý số liệu
Phương pháp ứng dụng phần mềm word và excel
3.2.3 Phương pháp tham khảo tài liệu













1. XỬ LÝ NGUỒN NƯỚC
QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CUA BIỂN












BỂ LỌC TINH



2. TUYỂN CHỌN CUA MẸ
Chọn cua mẹ có chiều dài trên 12 cm, trọng lượng 350 – 550 gr
Đầy đủ phụ bộ, không dị tật, dị hình, không bị dập nát
Màu sắc tươi sáng
Thân hình đẹp
Yếm không bị vỡ
Có nhiều gạch.
Đã hoạt động giao vĩ
Buồng trứng phát triển từ giai đoạn II đến giai đoạn IV.
3. BỐ TRÍ CUA MẸ VÀO BỂ ĐẺ
Bể nuôi cua mẹ làm bằng xi măng
Diện tích bể từ 10 – 20 m3
Độ sâu mực nước 0, 5 – 0, 7 m
Các yếu tố môi trường đảm bảo: nhiệt độ 28 – 30 0C, pH = 8 – 8. 5, S ‰ = 28 – 30 ‰.
Mật độ nuôi từ 2 – 3 con/ m3
Bố trí 1/ 3 diện tích đáy bể đổ một lớp cát mịn đã xử lý, dày từ 10 – 15 cm
Thả thêm ngói úp xuống đáy bể để làm nơi trú ẩn cho cua mẹ
Thời gian nuôi vỗ từ 25 – 36 ngày/ đợt

Bể đẻ
Cua đẻ
4. BỐ TRÍ CUA MẸ VÀO BỂ ẤP TRỨNG
Bể ấp trứng
Ấp cua mẹ trong thùng nhựa có thể tích 60 – 100 lít
Hàng ngày thay 100 % lượng nước vào buổi sáng
cho ăn một lần vào buổi chiều tối, lượng thức ăn 7 – 10 % trọng lượng thân.
khi thay nước xong tạt Supper Shrimp Power vào liều lượng 1 ppm tác dụng giảm sốc cho cua mẹ
Khi buồng trứng đã chuyển sang màu xám xanh và thấy cua mẹ thảy Zoae thì ngưng lại không cho cua mẹ ăn nữa và chuyển cua mẹ vào bể có thể tích 300 – 500 lít trong vòng 2 ngày tới cua sẽ thải Zoae.
Thời gian ấp từ 11- 13 ngày.
Độ mặn 30 - 32‰.
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA BUỒNG TRỨNG
5. THU VÀ ĐỊNH LƯỢNG ẤU TRÙNG
Tắt toàn bộ sục khí dùng vợt Zoae 5 thu những chất bẩn như: lông tơ, chất nhầy của cua ra bỏ, sau đó ta khuấy nước để tạo dòng chảy sau 1 – 2 phút thì tiến hành thu, dùng vợt Zoae 1 để thu những ấu trùng tập trung và nổi lên trên mặt
Dùng cốc thuỷ tinh 10ml để định lượng, lấy bắt kỳ ở điểm nào trong bể, 3 lần cộng lại lấy trung bình và nhân thể tích bể nở.
Thu ấu trùng Zoae
6. XỬ LÝ ẤU TRÙNG TRƯỚC KHI BỐ TRÍ VÀO BỂ ƯƠNG
Tắm ấu trùng qua dung dịch formol nồng độ 10 ppm trong vòng 10 giây và thuốc đỏ BitenDine 2 – 3 giọt trong 10 giây sau đó bố trí vào bể ương.

7. BỐ TRÍ ZOAE VÀO BỂ ƯƠNG COMPOSITE
Sau khi đã xử lý và định lượng ấu trùng xong ta tiến hành bố trí vào trong bể ương. Ấu trùng thu bằng vợt Zoae 1 đem đến bể ương úp ngược vợt xuống từ từ, lắc nhẹ tay, bố trí nơi sục khí để tránh hiện tượng ấu trùng bị lắng đáy.
Mật độ: 150 – 200 con/lít

Bố trí ấu trùng vào bể ương
8. CHĂM SÓC, QUẢN LÝ ẤU TRÙNG ZOAE
8.1 THỨC ĂN: (Từ Zoae 1 đến zoae 5)
Zoae 1 cho ăn Artemia Vĩnh Châu bung dù, kết hợp với Frippak 1
Zoae 2 cho ăn Artemia GOLDEN bung dù và Frippak 1
Zoae 3, Zoae 4 cho ăn Artemia HIGH5 nở được giàu hoá bằng HUFA TURBO và Frippak 3.
Zoae 5 cho ăn Artemia nở Vĩnh Châu và Frippak 3
Thời gian: chuyển giai đoạn từ Zoae 1 đến zoae 5 khoảng 15 – 17 ngày

8.2 Quản lý môi trường nước ương Zoae
Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường: pH, Nhiệt độ, Độ mặn…
Cuối giai đoạn Zoae 2, tiến hành xi phong thay nước.
Định kỳ từ 2 – 3 ngày tiến hành xi phong thay nước 1 lần.
9. BỐ TRÍ VÀ CHĂM SÓC ẤU TRÙNG ZOAE 5 VÀO BỂ ƯƠNG XI MĂNG
Bể có kích thước 2 x 3 x 1,2 m mực nước 90 – 100 cm.
Dùng vợt mịn, loại mềm, đường kính 25 cm (mắc lưới 2a = 150 µ) để thu Zoae 5.
Thức ăn chủ yếu là thức ăn tự chế và Artemia Vĩnh Châu nở.
Mật độ ương từ 50 – 70 ấu trùng/ lít.
Bể ương Zoae 5
10. CHĂM SÓC QUẢN LÝ ẤU TRÙNG MEGALOP VÀ CUA BỘT

Khi ấu trùng chuyển sang Megalop thì ta bố trí giá thể vào bể ương
Thức ăn chủ yếu ở giai đoạn này là thức ăn tự chế, lượng thức ăn Artemia Vĩnh Châu được giảm dần đến khi trong bể xuất hiện khoảng 80 – 90 % cua 1 – 2 thì cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn tự chế.
Thời gian ương từ 6 – 8 ngày

CÁC GIAI ĐOẠN BIẾN THÁI CỦA ẤU TRÙNG CUA
Zoae 1
Zoae 2
Zoae 3
Zoae 4
Zoae 5
Megalop
Cua 1 - 2
10.THU HOẠCH CUA 1 – 2
Thu cua bột
Cua bột
THEO DÕI CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH ƯƠNG ZOAE 1 ĐẾ CUA 1 – 2
THỨC ĂN SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ƯƠNG
BƯỚC 1: XỬ LÝ NGUỒN NƯỚC
BƯỚC 2: CHỌN CUA MẸ
BƯỚC 3: BỐ TRÍ CUA MẸ VÀO BỂ NUÔI VỖ (BỂ ĐẺ)
BƯỚC 4: BỐ TRÍ CUA MẸ VÀO BỂ ẤP TRỨNG
BƯỚC 5: THU VÀ ĐỊNH LƯỢNG ẤU TRÙNG ZOAE
BƯỚC 6: BỐ TRÍ ẤU TRÙNG VÀO BỂ ƯƠNG
BƯỚC 7: THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC QUẢN LÝ ẤU TRÙNG TỪ ZOAE 1 ĐẾN CUA 1 – 2.
BƯỚC 8: THU HOẠCH CUA 1 – 2
CHÚ Ý: TRONG TẤT CẢ CÁC BƯỚC TRÊN CHỈ CẦN MỘT BƯỚC KHÔNG ĐẠT THÌ TA PHẢI LOẠI BỎ CẢ QUI TRÌNH
QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CUA BIỂN
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết Luận:
Trong quá trình sản xuất chúng tôi đã thu được những kết quả tại trại sản xuất giống cua “Tấn Phong” như sau:
Tổng số ấu trùng nở: 439.000 con.
Tổng số ấu trùng ở các giai đoạn:
Zoae 1: 390.000 đạt 88 %
Zoae 2: 338.000 đạt 76.9 %
Zoae 3: 249.000 đạt 56.7 %
Zoae 4: 218.000 đạt 49.7 %
Zoae 5: 213.000 đạt 48.5 %
Megalop: 131.700 đạt 30 %
Cua 1 – 2: 43.200 đạt 9.84 %
Các yếu tố môi trường trung bình trong quá trình sản xuất:
pH = 8.3 DO = 8.4 mg/ l
S‰ = 28 ‰ Nhiệt độ trung bình = 29.8 oC
Các yếu tố môi trường đã phù hợp cho quy trình sản xuất giống, ấu trùng phát triển tốt và chuyển giai đoạn đúng với thời gian.
Thức ăn sử dụng :Trong quá trình thực nghiệm tại trại sản xuất giống cua biển “Tấn Phong” thức ăn được sử dụng chủ yếu là Artemia Vĩnh Châu, Frippak 1, 3, Thức ăn tự chế, nhìn chung đã phù hợp cho quy trình sản xuất giống cua biển, ấu trùng phát triển tốt đúng thời gian và đạt năng xuất 9.84 %.
Đề nghị
Đối với trại sản xuất
Nên sử dụng nguồn nước mặn được chở từ biển vào
Cần phải có thêm một bể lắng, bể lọc cát thô
Nên sử dụng máy kích nhiệt, treo bóng đèn tròn (70 w, 100 w) vào các bể ương vào mùa mưa Kiểm tra các yếu tố môi trường trước khi cấp vào trại
Định kỳ vệ sinh toàn trại sau mỗi đợt sản xuất.

Đối với nhà trường
Nên ứng dụng quy trình, “Kỹ thuật sản xuất giống cua biển” vào các đợt thực tập quy trình vì trại thực nghiệm của Khoa Nông Nghiệp & Môi Trường có thể ứng dụng được.
Nên bổ sung thêm “Quy trình Sản xuất giống cua biển” vào môn “Kỹ thuật nuôi Giáp Xác” để các khoá sau, có thể tiếp cận quy trình mới mẽ này làm hành trang cho đợt thực tập tốt nghiệp tốt hơn.
Bổ sung thêm trang thiết bị: máy phát điện, bộ test môi trường,…
CHÚC BUỔI BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHOA NÔNG NGHIỆP & MÔI TRƯỜNG

THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thanh Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)