KỸ NĂNG TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ HS
Chia sẻ bởi Tống Hoàng Linh |
Ngày 02/05/2019 |
46
Chia sẻ tài liệu: KỸ NĂNG TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ HS thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM
TÂM LÍ HỌC SINH TRUNG HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ QUỐC
CHUYÊN ĐỀ
MỤC TIÊU
Giáo viên PHÁT BIỂU được quy luật phát triển tâm lí ở lứa tuổi HS trung học, làm cơ sở để tổ chức tìm hiểu đặc điểm tâm lí HS một cách phù hợp.
KÊ được nguyên tắc, quy trình chung và những điều kiện cần thiết trong việc tổ chức tìm hiểu tâm lí HS.
SỬ DỤNG được một số phương pháp, kĩ thuật đơn giản, ỨNG DỤNG vào tìm hiểu HS và bước đầu TỰ ĐƯA RA được cách thức riêng, phù hợp để tìm hiểu HS ở mức độ nhất định.
Có thái độ KHÁCH QUAN, KHOA HỌC, THẬN TRỌNG đối với việc tìm hiểu, đánh giá tâm lí HS và có ý thức TỰ RÈN LUYỆN thường xuyên để nâng cao trình độ kĩ năng tìm hiểu HS của bản thân.
Hoạt động 1: Xác định quy luật phát triển tâm lí ở lứa tuổi HS THCS và THPT
Mục tiêu
Xác định được quy luật chung trong phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh THCS và THPT.
Liên hệ được với thực tiễn học sinh ở nhà trường THCS và THPT hiện nay.
Xác định được các mặt phát triển tâm lí của học sinh THCS và THPT. Phân biệt được sự khác nhau về nội dung phát triển của một số mặt/lĩnh vực nhân cách giữa học sinh THCS và học sinh THPT.
H1 H2
* Cách tiến hành: Hoạt động nhóm
Thầy, cô hãy liệt kê những biểu hiện hàng ngày của học sinh?
* Những biểu hiện hàng ngày của học sinh
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 1
Sự phát triển tâm lí mang tính quy luật. Ở lứa tuổi học sinh THCS và THPT ngự trị quy luật về tính mất cân đối tạm thời, tính mâu thuẫn (THCS) và quy luật về tính không đồng đều của sự phát triển (THCS và THPT) thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của nhân cách.
Các điều kiện phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh trung học: hoạt động học tập, các hoạt động chung khác, hoạt động giao tiếp với những người xung quanh (với người lớn và các bạn cùng tuổi).
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 1: ( Tiếp)
Đặc thù mang tính quy luật trong sự phát triển tâm lí của học sinh lứa tuổi trung học gây ra những khó khăn nhất định cho giáo viên trong việc nhận diện, đánh giá, có tác động phù hợp đến học sinh. Điều này đòi hỏi phải có những cách thức phù hợp, khoa học, để có thể tìm hiểu học sinh một cách khách quan, đúng đắn.
Ở từng lứa tuổi (THCS hoặc THPT), có một số lĩnh vực thể hiện nét riêng, đặc thù của lứa tuổi, chi phối sự phát triển của các lĩnh vực khác và toàn bộ nhân cách học sinh. Đây là điều giáo viên chủ nhiệm cần nắm được để định hướng cho việc tìm hiểu học sinh một cách phù hợp.
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 1: ( Tiếp)
Mục đích của việc tìm hiểu tâm lí HS là GV có thể giúp đỡ, hổ trợ, giáo dục HS tốt hơn, chứ không phải là để đánh giá, phân loại HS.
Hoạt động 2: Xác định các nguyên tắc, các bước, các điều kiện và các mặt cần tìm hiểu ở học sinh
Mục tiêu
Xác định được các nguyên tắc chung trong tìm hiểu tâm lí học sinh.
Xác định được các bước tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh một cách phù hợp.
Xác định được các mặt phát triển tâm lí cần tìm hiểu ở học sinh phù hợp theo lứa tuổi.
Xác định được các điều kiện cần thiết để tìm hiểu học sinh phù hợp lứa tuổi.
* Cách tiến hành: Hoạt động nhóm
- Thầy, cô tìm hiểu tâm lí HS vào thời điểm nào?
- Để tìm hiểu HS mang tính khách quan, khoa học, GVCN cần đảm bảo những nguyên tắc gì?
- Tìm hiểu những đặc điểm tâm lí nào của HS?
- Dùng cách thức nào để tìm hiểu tâm lí học sinh?
- Lưu giữ những thông tin thu thập về HS như thế nào?
- Qua thực tế công tác chủ nhiệm, thầy cô hãy kể lại 1 câu chuyện tìm hiểu tâm lí học sinh dựa trên các câu hỏi trên.
* Những nội dung GVCN cần tìm hiểu ở HS
Hoàn cảnh sống của từng học sinh: hoàn cảnh sống gia đình, lối xóm, bạn bè tác động, ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách, lối sống của học sinh. Nắm chắc những điều trên giúp GVCN biết được nguyên nhân, những yếu tố tích cực hay tiêu cực, những thuận lợi, khó khăn tác động đến HS để tư vấn, phối hợp với cha mẹ giáo dục HS.
Những đặc điểm về thể chất sinh lý của từng học sinh: thể lực, chiều cao cân nặng…khuyết tật, bệnh tật…từ đó có những biện pháp giúp đỡ thích hợp: sắp xếp chỗ ngồi…
Những đặc điểm về trí tuệ và phong cách của mỗi học sinh: khả năng nhận thức, tư duy ở mỗi em ( thông minh, nhanh nhẹn, chậm chạp) trong học tập, vui chơi giao tiếp. Tác phong hoạt bát hay chậm chạp. Hứng thú hoạt động, sở thích, nhu cầu giao tiếp và tình cảm của mỗi em ( thích giao tiếp, cởi mở hay lầm lỳ, ít nói, ưu tư ), tính cẩn thận, chín chắn trong học tập, sinh hoạt hay cẩu thả, bồng bột, hiền dịu hay nóng nảy.
Nắm vững tính cách, lối sống của từng học sinh: chăm hay lười học, sở thích, khiêm tốn hay ba hoa, mạnh dạn hay nhút nhát, nhân hâu vị tha hay ích kỷ với mọi người. Có tính tự lập hay ỷ lại, biết tự trọng, có ý thức xây dựng, bảo vệ danh dự bản thân và tập thể hay là vô tổ chức, vô kỷ luật. Biết kính trên nhường dưới, tôn trọng mọi người, tôn trọng pháp luật hay là sống buông thả, cách ứng xử của HS…
Gợi ý một số cách GVCN tìm hiểu HS
Nghiên cứu các tư liệu/hồ sơ về HS đã có từ những năm học trước.
Sử dụng các phiếu trưng cầu ý kiến do GVCN tự soạn thảo hoặc tham khảo có sẵn từ các nguồn khác.
Trò chuyện với học sinh trước và sau buổi học.
Cùng tham gia vào các hoạt động với học sinh.
Tổ chức cho HS viết bài luận theo chủ đề mở.
Yêu cầu HS viết những nhận xét tức thời về giờ học/buổi học.
Chụp ảnh, ghi hình; quan sát HS trực tiếp hoặc gián tiếp.
Sử dụng một số kĩ thuật phân tích nhóm nhỏ.
Tìm hiểu HS thông qua các đối tượng khác ( giáo viên bộ môn, phụ huynh, ban cán sự lớp, cán bộ đoàn, ...)
…
Quy trình tìm hiểu tâm lí học sinh
1. Xác định rõ thời điểm và mục đích của việc tìm hiểu HS.
2. Xác định phạm vi cần tìm hiểu và đối tượng cung cấp thông tin đáng tin cậy.
3. Xác định cách thức, phương tiện, công cụ cần sử dụng để thu thập thông tin.
4. Xác định cách thức xử lí, phân tích các thông tin thu được.
5. Lên kế hoạch cụ thể, hợp lí.
6. Có thể phối hợp/ yêu cầu sự hỗ trợ với/của các giáo viên bộ môn khác cùng dạy ở lớp chủ nhiệm.
7. Tiến hành xử lí, phân tích thông tin về học sinh.
8. Tổ chức lưu trữ thông tin về học sinh sao cho an toàn, bí mật ( với những thông tin cần thiết) nhưng có thể khai thác, cập nhật dễ dàng, thuận tiện khi cần thiết.
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 2
Hiện tượng tâm lí không thể được đo đạc một cách trực tiếp nhưng có thể đánh giá gián tiếp thông qua các sản phẩm hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp. Đối với lứa tuổi học sinh trung học, đó là hoạt động học tập, các hoạt động chung khác của học sinh, giao tiếp của học sinh với người lớn (trong gia đình, ở nhà trường, ngoài xã hội) và với bạn cùng lứa. Điều này thể hiện nguyên tắc gián tiếp, khách quan, xã hội – lịch sử trong nghiên cứu tâm lí học. Các nguyên tắc này cần được quán triệt trong tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh để đảm bảo thu được tư liệu một cách tin cậy nhất. Ngoài ra, từ phía giáo viên chủ nhiệm cần tránh sự định kiến, nóng vội đối với học sinh.
Việc tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh cần tuân thủ các bước: xác định mục đích; thời gian; phạm vi; cách thức; điều kiện tìm hiểu; hướng phối hợp xử lí thông tin; hướng lưu trữ, khai thác thông tin về học sinh.
Nội dung tìm hiểu tùy theo mục đích và bám vào cấu trúc nhân cách học sinh.
TRÂN TRỌNG
CÁM ƠN SỰ CHÚ Ý VÀ THAM GIA
TÍCH CỰC CỦA THẦY/CÔ
TÂM LÍ HỌC SINH TRUNG HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ QUỐC
CHUYÊN ĐỀ
MỤC TIÊU
Giáo viên PHÁT BIỂU được quy luật phát triển tâm lí ở lứa tuổi HS trung học, làm cơ sở để tổ chức tìm hiểu đặc điểm tâm lí HS một cách phù hợp.
KÊ được nguyên tắc, quy trình chung và những điều kiện cần thiết trong việc tổ chức tìm hiểu tâm lí HS.
SỬ DỤNG được một số phương pháp, kĩ thuật đơn giản, ỨNG DỤNG vào tìm hiểu HS và bước đầu TỰ ĐƯA RA được cách thức riêng, phù hợp để tìm hiểu HS ở mức độ nhất định.
Có thái độ KHÁCH QUAN, KHOA HỌC, THẬN TRỌNG đối với việc tìm hiểu, đánh giá tâm lí HS và có ý thức TỰ RÈN LUYỆN thường xuyên để nâng cao trình độ kĩ năng tìm hiểu HS của bản thân.
Hoạt động 1: Xác định quy luật phát triển tâm lí ở lứa tuổi HS THCS và THPT
Mục tiêu
Xác định được quy luật chung trong phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh THCS và THPT.
Liên hệ được với thực tiễn học sinh ở nhà trường THCS và THPT hiện nay.
Xác định được các mặt phát triển tâm lí của học sinh THCS và THPT. Phân biệt được sự khác nhau về nội dung phát triển của một số mặt/lĩnh vực nhân cách giữa học sinh THCS và học sinh THPT.
H1 H2
* Cách tiến hành: Hoạt động nhóm
Thầy, cô hãy liệt kê những biểu hiện hàng ngày của học sinh?
* Những biểu hiện hàng ngày của học sinh
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 1
Sự phát triển tâm lí mang tính quy luật. Ở lứa tuổi học sinh THCS và THPT ngự trị quy luật về tính mất cân đối tạm thời, tính mâu thuẫn (THCS) và quy luật về tính không đồng đều của sự phát triển (THCS và THPT) thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của nhân cách.
Các điều kiện phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh trung học: hoạt động học tập, các hoạt động chung khác, hoạt động giao tiếp với những người xung quanh (với người lớn và các bạn cùng tuổi).
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 1: ( Tiếp)
Đặc thù mang tính quy luật trong sự phát triển tâm lí của học sinh lứa tuổi trung học gây ra những khó khăn nhất định cho giáo viên trong việc nhận diện, đánh giá, có tác động phù hợp đến học sinh. Điều này đòi hỏi phải có những cách thức phù hợp, khoa học, để có thể tìm hiểu học sinh một cách khách quan, đúng đắn.
Ở từng lứa tuổi (THCS hoặc THPT), có một số lĩnh vực thể hiện nét riêng, đặc thù của lứa tuổi, chi phối sự phát triển của các lĩnh vực khác và toàn bộ nhân cách học sinh. Đây là điều giáo viên chủ nhiệm cần nắm được để định hướng cho việc tìm hiểu học sinh một cách phù hợp.
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 1: ( Tiếp)
Mục đích của việc tìm hiểu tâm lí HS là GV có thể giúp đỡ, hổ trợ, giáo dục HS tốt hơn, chứ không phải là để đánh giá, phân loại HS.
Hoạt động 2: Xác định các nguyên tắc, các bước, các điều kiện và các mặt cần tìm hiểu ở học sinh
Mục tiêu
Xác định được các nguyên tắc chung trong tìm hiểu tâm lí học sinh.
Xác định được các bước tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh một cách phù hợp.
Xác định được các mặt phát triển tâm lí cần tìm hiểu ở học sinh phù hợp theo lứa tuổi.
Xác định được các điều kiện cần thiết để tìm hiểu học sinh phù hợp lứa tuổi.
* Cách tiến hành: Hoạt động nhóm
- Thầy, cô tìm hiểu tâm lí HS vào thời điểm nào?
- Để tìm hiểu HS mang tính khách quan, khoa học, GVCN cần đảm bảo những nguyên tắc gì?
- Tìm hiểu những đặc điểm tâm lí nào của HS?
- Dùng cách thức nào để tìm hiểu tâm lí học sinh?
- Lưu giữ những thông tin thu thập về HS như thế nào?
- Qua thực tế công tác chủ nhiệm, thầy cô hãy kể lại 1 câu chuyện tìm hiểu tâm lí học sinh dựa trên các câu hỏi trên.
* Những nội dung GVCN cần tìm hiểu ở HS
Hoàn cảnh sống của từng học sinh: hoàn cảnh sống gia đình, lối xóm, bạn bè tác động, ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách, lối sống của học sinh. Nắm chắc những điều trên giúp GVCN biết được nguyên nhân, những yếu tố tích cực hay tiêu cực, những thuận lợi, khó khăn tác động đến HS để tư vấn, phối hợp với cha mẹ giáo dục HS.
Những đặc điểm về thể chất sinh lý của từng học sinh: thể lực, chiều cao cân nặng…khuyết tật, bệnh tật…từ đó có những biện pháp giúp đỡ thích hợp: sắp xếp chỗ ngồi…
Những đặc điểm về trí tuệ và phong cách của mỗi học sinh: khả năng nhận thức, tư duy ở mỗi em ( thông minh, nhanh nhẹn, chậm chạp) trong học tập, vui chơi giao tiếp. Tác phong hoạt bát hay chậm chạp. Hứng thú hoạt động, sở thích, nhu cầu giao tiếp và tình cảm của mỗi em ( thích giao tiếp, cởi mở hay lầm lỳ, ít nói, ưu tư ), tính cẩn thận, chín chắn trong học tập, sinh hoạt hay cẩu thả, bồng bột, hiền dịu hay nóng nảy.
Nắm vững tính cách, lối sống của từng học sinh: chăm hay lười học, sở thích, khiêm tốn hay ba hoa, mạnh dạn hay nhút nhát, nhân hâu vị tha hay ích kỷ với mọi người. Có tính tự lập hay ỷ lại, biết tự trọng, có ý thức xây dựng, bảo vệ danh dự bản thân và tập thể hay là vô tổ chức, vô kỷ luật. Biết kính trên nhường dưới, tôn trọng mọi người, tôn trọng pháp luật hay là sống buông thả, cách ứng xử của HS…
Gợi ý một số cách GVCN tìm hiểu HS
Nghiên cứu các tư liệu/hồ sơ về HS đã có từ những năm học trước.
Sử dụng các phiếu trưng cầu ý kiến do GVCN tự soạn thảo hoặc tham khảo có sẵn từ các nguồn khác.
Trò chuyện với học sinh trước và sau buổi học.
Cùng tham gia vào các hoạt động với học sinh.
Tổ chức cho HS viết bài luận theo chủ đề mở.
Yêu cầu HS viết những nhận xét tức thời về giờ học/buổi học.
Chụp ảnh, ghi hình; quan sát HS trực tiếp hoặc gián tiếp.
Sử dụng một số kĩ thuật phân tích nhóm nhỏ.
Tìm hiểu HS thông qua các đối tượng khác ( giáo viên bộ môn, phụ huynh, ban cán sự lớp, cán bộ đoàn, ...)
…
Quy trình tìm hiểu tâm lí học sinh
1. Xác định rõ thời điểm và mục đích của việc tìm hiểu HS.
2. Xác định phạm vi cần tìm hiểu và đối tượng cung cấp thông tin đáng tin cậy.
3. Xác định cách thức, phương tiện, công cụ cần sử dụng để thu thập thông tin.
4. Xác định cách thức xử lí, phân tích các thông tin thu được.
5. Lên kế hoạch cụ thể, hợp lí.
6. Có thể phối hợp/ yêu cầu sự hỗ trợ với/của các giáo viên bộ môn khác cùng dạy ở lớp chủ nhiệm.
7. Tiến hành xử lí, phân tích thông tin về học sinh.
8. Tổ chức lưu trữ thông tin về học sinh sao cho an toàn, bí mật ( với những thông tin cần thiết) nhưng có thể khai thác, cập nhật dễ dàng, thuận tiện khi cần thiết.
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 2
Hiện tượng tâm lí không thể được đo đạc một cách trực tiếp nhưng có thể đánh giá gián tiếp thông qua các sản phẩm hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp. Đối với lứa tuổi học sinh trung học, đó là hoạt động học tập, các hoạt động chung khác của học sinh, giao tiếp của học sinh với người lớn (trong gia đình, ở nhà trường, ngoài xã hội) và với bạn cùng lứa. Điều này thể hiện nguyên tắc gián tiếp, khách quan, xã hội – lịch sử trong nghiên cứu tâm lí học. Các nguyên tắc này cần được quán triệt trong tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh để đảm bảo thu được tư liệu một cách tin cậy nhất. Ngoài ra, từ phía giáo viên chủ nhiệm cần tránh sự định kiến, nóng vội đối với học sinh.
Việc tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh cần tuân thủ các bước: xác định mục đích; thời gian; phạm vi; cách thức; điều kiện tìm hiểu; hướng phối hợp xử lí thông tin; hướng lưu trữ, khai thác thông tin về học sinh.
Nội dung tìm hiểu tùy theo mục đích và bám vào cấu trúc nhân cách học sinh.
TRÂN TRỌNG
CÁM ƠN SỰ CHÚ Ý VÀ THAM GIA
TÍCH CỰC CỦA THẦY/CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tống Hoàng Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)