Kỹ năng cảm thụ văn học

Chia sẻ bởi Hải DươngVP | Ngày 12/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Kỹ năng cảm thụ văn học thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯƠNG THPT
(Hoàng Văn Quyết –THPT Chuyên Vĩnh Phúc)

I. PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH VÀ KIỂU BÀI SO SÁNH VĂN HỌC .
1. Khái niệm
So sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnh một hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách toàn diện, kỹ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn.
Với phân môn làm văn trong nhà trường phổ thông, khái niệm so sánh văn học cần phải được hiểu theo hai lớp nghĩa khác nhau. Thứ nhất, so sánh văn học là một thao tác lập luận cạnh các thao tác lập luận như: phân tích, bác bỏ, bình luận đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 11. Thứ hai, nó được xem như một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận văn học, tức là như một kiểu bài nghị luận văn học. Tuy nhiên, so sánh văn học như một kiểu bài nghị luận văn học lại chưa được cụ thể bằng một bài học độc lập trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông. Vì vậy, từ việc xác lập nội hàm khái niệm kiểu bài, mục đích, yêu cầu, đến cách thức làm bài cho kiểu bài này thực sự rất cần thiết.
2. Mục đích và yêu cầu của kiểu bài so sánh Văn học.
Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả… từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm, thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm, sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Không dừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bình tán”, khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay.
Nói một cách khái quát, kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh là “phép thử” rất hiệu quả để tìm ra những học sinh giỏi có chất văn, có tư chất trí tuệ trong “cuộc chơi” với nghệ thuật ngôn từ.
II. CÁC DẠNG THỨC ĐỐI SÁNH TRONG KIỂU BÀI SO SÁNH VĂN HỌC.
1. Phạm vi tác giả.
- Có thể so sánh tác giả này với tác giả khác cùng thời để làm nổi bật phong cách nhà văn.
- So sánh giữa các giai đoạn sáng tác để thấy được sự vận động, thay đổi về đề tài, chủ đề tư tưởng trong sự nghiệp sáng tác của một nhà văn.
2. Phạm vi tác phẩm.
- So sánh các tác phẩm có điểm chung về đề tài nhưng khác biệt về thời gian và không gian sáng tác để thấy được sự gặp gỡ kì lạ về tình cảm, tư tưởng của con người trong văn chương. Ví dụ: Hình tượng người lính kháng chiến trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và người nghĩa binh trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
- So sánh sự tương đồng và khác biệt của các tác phẩm được sáng tác cùng thời, cùng đề tài để thấy được sự đa dạng, sáng tạo của các phương thức nghệ thật thể hiện và chiều sâu của nhận thức, tình cảm con người. Ví dụ: Hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt và bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy.
- So sánh một hình ảnh, tứ thơ, đoạn thơ.
- So sánh các nhân vật văn học.
- So sánh các tình huống truyện.
- So sánh các cốt truyện.
- So sánh cái tôi trữ tình giữa các bài thơ.
- So sánh các chi tiết nghệ thuật…
II. PHƯƠNG PHÁP LÀM KIỂU BÀI SO SÁNH VĂN HỌC
1. Bố cục của bài viết:
Vì là một bài văn nghị luận nên bố cục của bài văn cảm thụ trong thế đối sánh cũng có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu 2 yếu tố văn học cần cảm thụ.
Có nhiều cách mở bài nhưng học sinh giỏi nên lựa chọn cách mở bài gián tiếp. Có thể dẫn dắt từ vấn đề lí luận văn học như đặc trưng văn học, phong cách nghệ thuật (Lêônit Lêônôp “Mỗi tác phẩm văn học phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nôi dung”, “Văn học và cuộc sống là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” Nguyễn Minh Châu…). Có thể mở bài từ đề tài (người lính, người mẹ, tình yêu, người phụ nữ, đất nước…). Có thể mở bài từ giai đoạn văn học, trào lưu…Điều quan trọng là dẫn dắt từ vấn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 74,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)