Ktra 45' HK I SInh 7

Chia sẻ bởi Hoàng Lan Phương | Ngày 15/10/2018 | 84

Chia sẻ tài liệu: Ktra 45' HK I SInh 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Đồng Thái Ngày tháng năm 2015
Họ và tên: ..........................................................
Lớp: .................Số TT:..............
Bài kiểm tra
Môn: Sinh học 7 Thời gian: 45ph

Điểm
Lời phê của cô




I. TRẮC NGHIỆM(3đ): Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng:
1. Môi trường sống của trùng roi xanh là:
a. Ao, hồ, ruộng. c. ở cơ thể động vật và người.
b. Biển. d. Cả a, b, c đúng.
2. Trùng sốt rét kí sinh ở đâu?
a. Máu. c. Tiểu cầu.
b. Bạch cầu. d. Hồng cầu.
3. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của bệnh kiết lị?
a. Đau bụng.
b. Sốt liên miên hoặc từng cơn, rét run.
c. Đi ngoài phân có lẫn máu và nhày như nước mũi.
d. Cả a và c đúng.
4. Cách dinh dưỡng của ruột khoang là:
a. Tự dưỡng. c. Kí sinh.
b. Dị dưỡng d. Cả a và b đúng.
5. Giun đất có hệ thần kinh dạng nào?
a. Thần kinh lưới. c. Thần kinh chuỗi.
b. Thần kinh ống. d. Cả a, b, c đúng.
6. Giun đốt di chuyển bằng cơ quan nào?
a. Hệ cơ của thành cơ thể. c. Tơ.
b. Chi bên. d. Cả a, b, c đúng.
II. TỰ LUẬN (7đ):
Câu1(1đ’): Ở miền bắc Việt Nam, mùa sốt rét thường có đỉnh cao vào tháng 4-5 và tháng 9-10 ( đầu và cuối mùa mưa). Theo em chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh sốt rét cộng đồng?
Câu2(2đ’): San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô không? Kể tên 1 số vùng biển có san hô ở nước ta mà em biết?
Câu3(2đ’): Vì sao khi đất ngập nước, giun đất lại chui lên khỏi mặt đất? Giun đất có vai trò như thế nào đối với đất trồng?
Câu 4(1đ’): Giun đất có hệ cơ quan nào mới thể hiện sự tiến hoá so với các đại diện thuộc ngành giun tròn và giun dẹp?
Câu5(1đ’): Em hãy vẽ vòng đời của sán lá gan?

C- BIỂU ĐIỂM – ĐÁP ÁN:
I.Trắc nghiệm: Mỗi ý đúng được 0.5đ’:

Câu
1
2
3
4
5
6

Đáp án
a
d
d
b
c
d


II. Tự luận
Câu1(1đ’): Nêu ít nhất 3 biện pháp:
- Vệ sinh môi trường.
- Vệ sinh cá nhân.
- Diệt muỗi.
- Ngủ mắc màn.
- Tiêm phòng vacwxin....
Câu2(2đ’):
* San hô chủ yếu có lợi, bên cạnh đấy cũng có hại(0,25đ).
( San hô chủ yếu có lợi vì nó là hệ sinh thái đặc sắc của đại dương. San hô tạo thành các rạnh bờ biển, bờ chắn, đảo san hô. Các thứ trùng của san hô trong giai đoạn sinh sản hữu tính làm thức ăn cho các động vật khác ở biển. San hô làm vật trang trí, đồ trang sức, nguyên liệu cho ngành xây dựng, vật chỉ thị địa tầng trong nghiên cứu địa chất….(0,5đ)
( San hô gây cản trở giao thông đường biển.(0,25đ)
* Biển nước ta rất giàu san hô như (1đ’):
- Vùng biển Côn Đảo, Vịnh Hạ Long, Hoàng Sa, Trường Sa,….
Câu3(2đ’):
* Vì giun đất hô hấp qua da nên khi đất ngập nước chúng bị ngạt thở do đó chúng phải chui khỏi mặt đất để hô hấp (1đ’).
* Giun đất giúp cải tạo đất trồng làm đất luôn tơi xốp và thoáng khí (1đ’).
Câu 4(1đ’):
- Giun đất có hệ tuần hoàn và hệ thần kinh thể hiện sự tiến hoá hơn các đại diện thuộc ngành giun dẹp, giun tròn đã học.
Câu 5(1đ’):
- Vòng đời của sán lá gan:
Trâu bò → trứng → ấu trùng lông → ốc → ấu trùng có đuôi
↑ ↓
bám vào cây rau, bèo ← kết kén ← môi trường nước









* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Lan Phương
Dung lượng: 59,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)