KTHKI VAN 9 - MA TRAN - DAP AN

Chia sẻ bởi Phạm Trọng Tân Ân | Ngày 12/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: KTHKI VAN 9 - MA TRAN - DAP AN thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT KIM SƠN
TRƯỜNG THCS KIM TRUNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
(Đề gồm: 03 câu, thời gian làm bài 90 phút)


Câu 1. (2,0 điểm)
1.1. Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp ?
1.2. Chuyển lời dẫn trực tiếp sau đây thành lời dẫn gián tiếp.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng viết : “ Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.”
Câu 2. (2,0 điểm)
Nhận xét về hình ảnh thơ trong ba câu kết bài Đồng chí của Chính Hữu ?
Câu 3. (6,0 điểm).
Đóng vai nhân vật ông Hai trong trích đoạn truyện ngắn Làng của Kim Lân kể lại truyện.
























Kim Trung, ngày 11 tháng 01 năm 2012
TM. BAN GIÁM HIỆU





Trần Thị Miên
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN





Nguyễn Thị Thu Thuỷ
NGƯỜI RA ĐỀ





Vũ Thị Hồng Oanh










































PHÒNG GD & ĐT TẠO KIM SƠN
TRƯỜNG THCS KIM TRUNG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÈ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2011 - 2012
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
(Hướng dẫn gồm: 03 câu, trong 02 trang)


Câu 1. (2,0 điểm)
1.1. Khái niệm cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp:
- Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. (0,5 điểm)
- Cách dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. (0,5 điểm)
2.2. Có thể chuyển như sau:
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết rằng Hồ Chủ Tịch là người vừa giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người vừa giản dị trong tác phong, trong lời nói và bài viết, vì Người muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. (1,0 điểm)
Câu 2. (2,0 điểm)
- Bài thơ Đồng chí kết thúc bằng ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng rất đặc sắc, là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội. Hình ảnh những người lính đứng sát bên nhau chờ giặc trong cảnh “rừng hoang sương muối”, vừa cho thấy tư thế hiên ngang, chủ động vừa cho thấy sự đoàn kết và sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt qua những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. (1,0 điểm)
- Hình ảnh đầu súng trăng treo mang ý nghĩa tượng trưng, được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú, kết hợp giữa thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và trữ tình. (1,0 điểm)
Câu 3 (6,0 điểm)
1) Yêu cầu về kĩ năng: Biểt cách làm bài văn tự sự, kể lại được câu chuyện theo ngôn ngữ kể của nhân vật ( ngôi kể thứ nhất). Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả dùng từ, ngữ pháp. Chú ý khi kể kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận.
Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích tác phẩm Làng của Kim Lân, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
- Tôi (ông Hai) đi tản cư và yêu làng tha thiết. Trong một lần ra phòng thông tin ở nơi tản cư nghe đọc báo, tôi đã nghe được tin làng của tôi – làng Chợ Dầu làm việt gian theo giặc.
- Đau đớn, tủi hổ, tôi đã nhủ thầm “làng thì yêu thật, nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù”.
- Mụ chủ nhà không đồng ý cho gia đình tôi ở nhờ nữa, biết bao ý nghĩ đen tối, ghe rợn nối tiếp, biết đem nhau đi đâu bây giờ ?
- Tôi không dám đi đâu, chỉ ru rú ở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Trọng Tân Ân
Dung lượng: 77,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)