KTHKI sinh hoc 7

Chia sẻ bởi Vương Quang Đại | Ngày 15/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: KTHKI sinh hoc 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS TÂN LỢI
Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Họ và tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - NH: 2011-2012
Môn: Sinh học 7
Thời gian: 5 phút
Điểm:

A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Đặc điểm trùng roi xanh giống tế bào thực vật là?
Có diệp lục
Có điểm mắt
Thành tế bào có xenlulôzơ
Có roi để di chuyển
Câu 2: Trùng sốt rét truyền bệnh qua vật trung gian là?
Vi rút
Muỗi cái Anophen
Thức ăn
Muỗi đực Anophen
Câu 3: Lợi ích của động vật nguyên sinh trong tự nhiên là?
Thức ăn các động vật lớn
Chỉ địa tầng, góp phần cấu tạo vỏ trái đất
Chỉ độ sạch của môi trường nước
Cả A và C
Câu 4: Nơi kí sinh của giun đũa trong cơ thể người là?
Ruột thẳng
Ruột già
Ruột non
Tá tràng
Câu 5: Vai trò của giun đất trong trồng trọt là?
Xáo trộng đất
Làm cho đất tơi xốp hơn(do đào hang và vận chuyển), tăng lượng mùn, khoáng cho đất.
Phân giun đất làm tăng tính chịu nước và muối khoáng cho đất
Phân giun đất đẩy mạnh mạnh hoạt động của vi sinh vật.
Câu 6: Đặc điểm chung của ngành thân mềm là?
Đa dạng và phong phú
Phân bố rộng
Có tim và hệ thần kinh kín
Cơ thể không phân đốt, phía lưng thường có lớp da phủ ngoài gọi là vạt áo.
B. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Vì sao ở nước ta, tỉ lệ mắc bệnh giun sán kí sinh còn cao? hãy nêu biện pháp phòng trừ? (2,5 điểm)
Câu 2: Trình bày cấu tạo ngoài và cách di chuyển của tôm? Kể tên hai đến ba giáp xác là nguồn lợi kinh tế ở địa phương em? (2,5 điểm)
Câu 3: Nêu tầm quan trọng và vai trò thực tiễn của sâu bọ? ( 2 điểm)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

HƯỚNG DẤN TRẢ LỜI CÂU HỎI.
I/Trắc nghiệm:
1
2
3
4
5
6

A
B
D
C
B
D

II/ Tự luận:
Câu 1: Ở nước ta, tỉ lệ người mắc bệnh giun sán còn cao vì:
Việc phòng trừ bệnh giun sán nhằm chữa bệnh và hạn chế mầm bệnh ở các giai đoạn ít được coi trọng.
Điều kiện vệ sinh cá nhân và thú y để ngăn chặn kí sinh trùng xâm nhập vật chủ còn hạn chế.
Các thói quen: Không rửa tay trước khi ăn, trẻ em mút tay, ăn các thức ăn tái, gỏi sống, dùng phân tươi tưới các loại rau ăn . . . thường xảy ra.
Điều kiện khí hậu thuận lợi cho giun, sán kí sinh và phát tán quanh năm cộng với mật độ dân số cao.
Biện pháp phòng trừ:
+Từ bỏ các thói quen
+Đặt công tác phòng bệnh trở thành hoạt động có tính chất xã hội.
+Tăng cường vệ sinh cá nhân và thú y.
Câu 2:
+ Cấu tạo ngoài:
- Cơ thể gồm 2 phần: Đầu - ngực gắn liền với phần bụng.
Vỏ cơ thể: Giáp đầu - ngực cũng như vỏ cơ thể đều được cấu tạo bằng ki tin, có ngấm thêm can xi nên vỏ tôm thường cứng, làm nhiệm vụ che chở và là chỗ bám cho hệ cơ phát triển, có tác dụng như bộ xương. Thành phần vỏ có thêm sắc tố là cho tôm có màu sắc của môi trường.
- Các phần phụ:
Phần đầu - ngực có 2 mắt kép, 2 đôi râu có chức năng địng hướng và phát hiện mồi.
Chân hàm để giữ và xử lí mồi.
Chân kìm, chân bò để bắt mồi và di chuyển.
Phần bụng có chân bơi ( chân bụng) để bơi, giữ thăng bằng cho cơ thể và ôm trứng.
Tấm lái để lái và giúp tôm di chuyển.
+ Di chuyển: Bằng nhiều cách như:
Bò: dùng chân ngực bò trên đáy bùn cát
Bơi: Dùng các chân bơi hoạt động để giữ thăng bằng và bơi
Bơi giật lùi: Lúc này tôm xòe tấm lái, gập mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau.
+ Giáp xác là nguồn lợi kinh tế ở địa phương: Tôm, Cua, . . .
Câu 3: Những lợi ích của sâu bọ:
Là thành viên không thể thiếu của hệ sinh thái trên cạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vương Quang Đại
Dung lượng: 55,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)