KTHKI_Ngữ văn 8_2011-2012

Chia sẻ bởi Lê Thượng Hiệp | Ngày 11/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: KTHKI_Ngữ văn 8_2011-2012 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS CHIỀNG CƠI
Lớp: ……..
Họ và tên: …………………………………………………
Thứ ……. ngày …… tháng 12 năm 2011
BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn 8
(Thời gian 90 phút)


Điểm
Lời nhận xét








ĐỀ BÀI

Câu 1 (2 điểm): Chép đúng, chép đẹp bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu.
Câu 2 (1 điểm): Nêu ý nghĩa của hai câu thơ kết trong bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu.
Câu 3 (2 điểm): Xác định cấu tạo ngữ pháp trong các câu sau và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép?
Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn người Việt Nam ta rất đẹp bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quí, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp
Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
Câu 4 (1điểm): Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các về trong câu ghép mà em vừa tìm được trong các câu văn trên.
Câu 5 (4 điểm): Hãy viết bài thuyết minh về tác giả Ngô Tất Tố và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ ”. (Trích tiểu thuyết “Tắt đèn”.
BÀI LÀM

............................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (2 điểm):
Yêu cầu: + Chép đúng, đủ 8 câu được (1,5 điểm).
+ Đẹp, không tẩy xoá (0,5 điểm)
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn bể
Lại người có tội giữa năm châu
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu
- Sai 5 chữ hoặc thiếu một câu trừ 0,25 điểm.
Câu 2( 1điểm)
Ý nghĩa của hai câu kết bài trong bài thơ : “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của tác giả Phan Bội Châu:
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu
- Câu thơ 1: Khẳng định một niềm tin chói sáng“Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp”.
Chữ “ Còn” được lặp lại hai lần nhấn mạnh ý thơ làm cho lời thơ trở nên dõng dạc, dứt khoát tăng ý khẳng định cho câu thơ : (0,25 điểm)
Khẳng định tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cái chết khẳng định ý chí gang thép mà kẻ thù không bao giờ bẻ gẫy: (0,25điểm)
- Câu thơ thứ 2: “Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”
Thể hiện thái độ thách thức, một tinh thần coi thường hiểm nguy gian nan. (0,25 điểm)
- Hai câu kết vang lên như lời động viên, khích lệ chính mình. Nó biểu hiện một dũng khí hiên ngang của của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Đó là niềm tin, lạc quan,bất khuất tự làm chủ hoàn cảnh mang cốt cách của bậc “ Hào kiệt phong lưu”
(0,25 điểm)
Câu 3 (2 điểm):
Xác định cấu tạo ngữ pháp trong các câu sau và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép ?
a, (Có lẽ) tiếng Việt của chúng ta đẹp (bởi vì) tâm hồn người Việt Nam ta rấtđẹp
CN VN CN VN
(bởi vì) đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quí,
CN TN VN
là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp (0,75 điểm)
VN
b. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi (vì )chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn:
CN VN CN VN
Hôm nay tôi đi học. (0.75 điểm)
CN VN
- Các câu trên là câu ghép (0,5 điểm)
- (Xác định đúng mỗi cụm C-V được 0,25 điểm.)
Câu 4 (1 điểm):
Xác định đúng mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của 2 câu văn trên được 1điểm
a. Quan hệ kết quả - nguyên nhân (Vế 1 là kết quả vế 2,3 là nguyên nhân)
( 0,5 điểm)
b. + Quan hệ vế câu 1 với vế câu 2 là quan
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thượng Hiệp
Dung lượng: 56,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)