Kthk cac mon
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Thắng |
Ngày 14/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: kthk cac mon thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI HKII NĂM HỌC 2009-2010
MÔN : VẬT LÝ – LỚP 9
THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
Bài 1: ( 3 điểm )
Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ có đặc điểm gì ?
Vì sao mắt người cận thị không nhìn rõ được vật ở xa ?
Nêu cấu tạo của máy ảnh .
Bài 2 : ( 2 điểm )
Nêu cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy biến áp?
Bài 3: ( 2 điểm )
Làm thế nào để trộn hai ánh sáng màu với nhau ?
Khi trộn các ánh sáng màu đỏ, lục và lam với nhau ta được ánh sáng màu gì ?
Kể tên 2 bộ ba ánh sáng màu khác khi trộn với nhau để thu được ánh sáng trắng?
Bài 4 : ( 3 điểm )
Dùng một kính lúp có tiêu cự 12,5cm để quan sát một vật nhỏ.
a) Tính độ bội giác của kính lúp.
b) Muốn có ảnh ảo lớn gấp 5 lần thì người ta phải đặt vật cách kính bao nhiêu? Vẽ hình. Tính khoảng cách từ ảnh đến vật?
-----------HẾT -----------
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ 9 HKII (2009-2010)
Bài 1 : (3 điểm )
a) Ảnh ảo của vật tạo bởi thấu kính hội tụ lớn hơn vật và cùng chiều với vật
b) Mắt người cận thị không nhìn rõ vật ở xa , vì điểm cực viễn Cv của mắt cận ờ gần hơn mắt bình thường.
c) Cấu tạo của máy ảnh bao gồm hai bộ phận chính là vật kính (là một thất kính hội tụ) và buống tối, ngoài ra còn có vị trí đặt phim…
Bài 2 : ( 2 điểm)
+ Cấu tạo gồm 2 bộ phận chủ yếu là lõi sắt và dây quấn, ngoà ra còn 1 số bộ phận khác như ổ cắm, đèn báo…
+ Hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, Từ trường biến thiên trong cuộn sơ cấp nhờ có lõi sắt làm tăng khả năng biến thiên của từ trường, sinh ra dong điện cảm ứng trong cuộn dây thứ cấp…
Bài 3 :( 2 điểm)
Để trộn 2 ánh sáng màu với nhau ta chiếu 2 chùm sáng đó vào cùng một chổ trên một màn ảnh màu trắng , hoặc chiếu đồng thời 2 chùm sáng đó vào mắt. (1điểm )
Khi trộn ánh sáng đỏ, lục và lam với nhau ta thu được ánh sáng trắng.
- Nêu được một bộ ánh sáng được 0.5 điểm
Bài 4 : ( 4 điểm )
a. Độ bội giác của kính lúp:
G = 25/ f (0.25đ)
= 25/ 12,5
= 2 (0.25đ)
b. Hình vẽ đúng: 0.5đ
Tg F’OI ~ Tg F’B’A’
=> A’B’/ OI = F’B’/ F’O (0,25đ) <=> h’/h = (d’ + f )/ f (0,25đ) => (d’ + f )/ f = 5 => d’/f + 1 = 5 (0,25đ)
=> d’/f = 4 => d’ = 4. 12,5 = 50cm (0,25đ)
Mà tg OBA ~ tg OB’A’ => OB’/ OB = h’/h (0,25đ)
=> d’/d = 5 => d = d’/5 = 50/5 = 10cm. (0,25đ)
Khoảng cách từ ảnh đến vật là: d’ – d = 50cm – 10 cm = 40 cm (0,5đ)
Vậy, muốn ảnh ảo lớn gấp 5 lần vật thì phải đặt vật cách kính 10cm và lúc đó ảnh sẽ cách vật là 50cm.
(HS giải theo cách khác kết quả đúng vẫn tính điểm tối đa)
MÔN : VẬT LÝ – LỚP 9
THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
Bài 1: ( 3 điểm )
Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ có đặc điểm gì ?
Vì sao mắt người cận thị không nhìn rõ được vật ở xa ?
Nêu cấu tạo của máy ảnh .
Bài 2 : ( 2 điểm )
Nêu cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy biến áp?
Bài 3: ( 2 điểm )
Làm thế nào để trộn hai ánh sáng màu với nhau ?
Khi trộn các ánh sáng màu đỏ, lục và lam với nhau ta được ánh sáng màu gì ?
Kể tên 2 bộ ba ánh sáng màu khác khi trộn với nhau để thu được ánh sáng trắng?
Bài 4 : ( 3 điểm )
Dùng một kính lúp có tiêu cự 12,5cm để quan sát một vật nhỏ.
a) Tính độ bội giác của kính lúp.
b) Muốn có ảnh ảo lớn gấp 5 lần thì người ta phải đặt vật cách kính bao nhiêu? Vẽ hình. Tính khoảng cách từ ảnh đến vật?
-----------HẾT -----------
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ 9 HKII (2009-2010)
Bài 1 : (3 điểm )
a) Ảnh ảo của vật tạo bởi thấu kính hội tụ lớn hơn vật và cùng chiều với vật
b) Mắt người cận thị không nhìn rõ vật ở xa , vì điểm cực viễn Cv của mắt cận ờ gần hơn mắt bình thường.
c) Cấu tạo của máy ảnh bao gồm hai bộ phận chính là vật kính (là một thất kính hội tụ) và buống tối, ngoài ra còn có vị trí đặt phim…
Bài 2 : ( 2 điểm)
+ Cấu tạo gồm 2 bộ phận chủ yếu là lõi sắt và dây quấn, ngoà ra còn 1 số bộ phận khác như ổ cắm, đèn báo…
+ Hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, Từ trường biến thiên trong cuộn sơ cấp nhờ có lõi sắt làm tăng khả năng biến thiên của từ trường, sinh ra dong điện cảm ứng trong cuộn dây thứ cấp…
Bài 3 :( 2 điểm)
Để trộn 2 ánh sáng màu với nhau ta chiếu 2 chùm sáng đó vào cùng một chổ trên một màn ảnh màu trắng , hoặc chiếu đồng thời 2 chùm sáng đó vào mắt. (1điểm )
Khi trộn ánh sáng đỏ, lục và lam với nhau ta thu được ánh sáng trắng.
- Nêu được một bộ ánh sáng được 0.5 điểm
Bài 4 : ( 4 điểm )
a. Độ bội giác của kính lúp:
G = 25/ f (0.25đ)
= 25/ 12,5
= 2 (0.25đ)
b. Hình vẽ đúng: 0.5đ
Tg F’OI ~ Tg F’B’A’
=> A’B’/ OI = F’B’/ F’O (0,25đ) <=> h’/h = (d’ + f )/ f (0,25đ) => (d’ + f )/ f = 5 => d’/f + 1 = 5 (0,25đ)
=> d’/f = 4 => d’ = 4. 12,5 = 50cm (0,25đ)
Mà tg OBA ~ tg OB’A’ => OB’/ OB = h’/h (0,25đ)
=> d’/d = 5 => d = d’/5 = 50/5 = 10cm. (0,25đ)
Khoảng cách từ ảnh đến vật là: d’ – d = 50cm – 10 cm = 40 cm (0,5đ)
Vậy, muốn ảnh ảo lớn gấp 5 lần vật thì phải đặt vật cách kính 10cm và lúc đó ảnh sẽ cách vật là 50cm.
(HS giải theo cách khác kết quả đúng vẫn tính điểm tối đa)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Thắng
Dung lượng: 49,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)