KTDK GIỮA HK2(09-10) MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3

Chia sẻ bởi Lê Như Huyền Trâm | Ngày 09/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: KTDK GIỮA HK2(09-10) MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 thuộc Tập đọc 3

Nội dung tài liệu:

Họ và tên....................................................
Lớp.......Trường tiểu học Cát Linh

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
KIỂM TRA ĐỌC
(Thời gian 25 phút)
I-Đọc thầm và làm bài tập:
Chiếc lá
Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi, bạn hãy kể cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
- Tôi không tin. Bạn đừng có giấu. Nếu vậy, sao bông hoa kia lại có thể rất biết ơn bạn?
-Thật mà!Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn lên thành một chiếc lá và cứ là như thế cho mãi tới bây giờ.
- Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm tin cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác Gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?
- Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.
-Thế thì chán thật! Cuộc đời của bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.
- Tôi không bịa tí nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế! Chính nhờ có họ mới có chúng tôi: những hoa những quả những niềm vui mà bạn nói trên kia…
1. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
a/ Vì sao bông hoa lại kính trọng chiếc lá? (0,5đ)
A -Vì lá có thể biến thành quả, thành ngôi sao, thành mặt trời.
B - Vì nhờ có những chiếc lá mới có hoa, có quả, có những niềm vui
C - Cả hai ý trên
b/ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (1đ)
A- Phải biết yêu quý mọi người, mọi vật xung quanh.
B - Mọi người, mọi vật dù bình thường nhất đều có ích, đều có thể đem lại niềm vui. Ta cần phải biết quý trọng những người, những vật đó.
C - Mọi người, mọi vật đều có ích.
c/ Sự vật nào ở trong câu chuyện được nhân hoá? (0,5đ)
A - Hoa, lá
B - Chim sâu, gió, hoa, lá
C - Hoa, lá, chim sâu
d/ Các sự vật trong truyện được nhân hoá bằng cách nào? (1đ)
A - Dùng những từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để nói về các sự vật đó.
B - Để các sự vật tự xưng bằng các từ ngữ xưng hô của người.
C - Bằng cả hai cách trên

2. Câu văn cuối cùng trong truyện còn thiếu dấu phẩy, em hãy viết lại câu đó sau khi đã điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp: (1đ)

………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………...............

3. Trong các câu văn sau, có một câu văn bị sai dấu câu, em hãy đánh dấu nhân vào
trước câu văn đó và viết lại cho đúng : (1đ)

Hai chị em Xô-phi đã về nhà ngay vì nhớ lời mẹ dặn.

Vì sao hai chị em Xô-phi về nhà ngay.

Vì nhớ lời mẹ dặn, hai chị em Xô-phi về nhà ngay.


…………………………………………………………………………………………………………


II-Đọc thành tiếng một đoạn trong các bài sau và trả lời một câu hỏi nội dung bài do giáo viên nêu:
1- Tiếng đàn (Trang54)
2- Hội đua voi ở Tây Nguyên (Trang 60)
3- Ngày hội rừng xanh(Trang 62)
4- Đi hội chùa Hương (Trang 68)




















KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3

KIỂM TRAVIẾT
(Thời gian 40 phút)
I-Chính tả (15 phút)
Bài viết: Rước đèn ông sao
Đoạn viết: “Chiều rồi đêm xuống….những tua giấy đủ màu sắc.
Có lúc … “Tùng tùng tùng, dinh dinh !...”

II - Tập làm văn (25 phút)
Viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu) kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết.




BIỂU ĐIỂM:
Tiếng Việt viết: 10đ
-Chính tả: 5đ ( một lỗi chính tả trừ 0,5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Như Huyền Trâm
Dung lượng: 36,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)