KTCL đầu nămVăn 8

Chia sẻ bởi Đoàn Kim Long | Ngày 11/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: KTCL đầu nămVăn 8 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS-THPT CHI LĂNG






KIỂM TRA CHẤÙT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2009 -2010
MÔN : NGỮ VĂN 8
Thời gian : 60 phút

Đề I

Câu 1: (2 đ)
a, Trường từ vựng là gì? Cho một ví dụ về trường từ vựng.
b, Tìm các từ thuộc trường từ vựng : - dụng cụ để viết - hoạt động của mắt.
Câu 2:.(3 đ) Nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Hồng sau khi học xong văn bản:“ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
Câu 3: (5 đ)
Ca dao có câu :
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Em hiểu như thế nào về câu ca dao trên ?
(Viết khoảng một trang rưỡi giấy)


TRƯỜNG THCS-THPT CHI LĂNG


KIỂM TRA CHẤÙT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2009 -2010
MÔN : NGỮ VĂN 8
Thời gian : 60 phút


Đề II

Câu 1: (2 đ)
a, Khi nào thìø một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng ? Tìm từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa từ ngữ sau: cá – bút - hoa
b, Khi nào thìø một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp ? Tìm từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa từ ngữ sau: xe cộ – (người) họ hàng
Câu 2 :(3đ) Cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu sau khi học xong văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố
Câu 3.(5 đ)
Nhân dân ta có câu :
“ Lá lành đùm lá rách”
Em hãy giải thích câu tục ngữ trên.
(Viết khoảng một trang rưỡi giấy)
























Đáp án : Kiểm tra chất lượng đầu năm học:2009-2010
Môn ngữ văn 8
Câu 1:
a-Khái niệm về trường từ vựng : là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. Nêu khái niệm (0.5 đ) Vd : đúng (0,5đ)
b- Tìm các từ thuộc trường từ vựng : dụng cụ để viết - hoạt động của mắt( mỗi trường 0,5 đ)
- Dụng cụ để viết: bút máy, bút bi, bút chì, phấn.- Hoạt động của mắt: nhìn, trông, liếc, nhòm , ngó…
Câu 2: :.(3 đ) Nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Hồng sau khi học xong văn bản:“ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
* Cần làm nổi bật tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh phải chịu nhiều cay đắng, nhiều thành kiến của xã hội và họ hàng bên nội.
- Hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng (0,5 đ)
Ý nghĩ, cảm xúc của chú bé Hồng khi người cô xúc phạm đến mẹ mình – Tâm trạng đau đớn, uất ức., lòng căm tức tột độ. (1.5 đ)
Cảm giác của Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ – Cảm giác vui sướng, rạo rực, hạnh phúc , mãn nguyện (1. đ)
Câu 3: Thể loại giải thích
I) Mở bài : (0,75 đ)Học sinh có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần dẫn ý để làm nổi bật được đặc điểm của tục ngữ và ca dao.
-Nếu tục ngữ đúc kết trí tuệ, kinh nghiệm sống thì ca dao chính là kho tàng tình cảm của cha ông.
-Dẫn câu ca dao “Bầu ơi…”
-Kêu gọi mọi người hãy thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
II)Thân bài ( 3,5 đ)
a) Giải thích : + Nghĩa đen.
Bầu và bí dù có khác nhau về tên gọi, về cây trái nhưng đều thuộc loại dây leo phát triển trên giàn
+ Nghĩa bóng : Mượn hình ảnh có thực mà con người dễ nhận thấy ấy được cha ông ta nhắc nhở con cháu - Bầu bí tượng trưng cho những người cùng sống chung với nhau trên một mảnh đất, cùng dân tộc.
b) Tại sao ta phải yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau?
- Là người Việt Nam cùng một dòng máu rồng tiên, ngược xuôi đều là anh em ruột thịt.
- Sống trong xã hội cần có sự giúp đỡ lẫn nhau “ Lá lành đùm lá rách”
- Trong chiến tranh phải đoàn kết để chống lại kẻ thù
- Lúc thiên tai “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no”
- Đó là truyền thống từ ngàn đời nay của dân tộc ta.
- Yêu thương giúp đỡ lẫn nhau không
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Kim Long
Dung lượng: 59,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)