KTCL DAU NAM VAN 8 13-14

Chia sẻ bởi Trần Thị Loan | Ngày 11/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: KTCL DAU NAM VAN 8 13-14 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Trần Quốc Toản
Lớp: 8 …..
Họ và tên HS: ………………………
………………………………………...
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Môn: Ngữ văn – Lớp: 8
Năm học: 2013 – 2014
Thời gian: 60 phút (không kể phát đề)


Điểm:
Lời phê:



Giám khảo:
Giám thị:

 ĐỀ BÀI:
I. Câu hỏi:
1, Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
a, Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Đoạn văn trình bày luận điểm gì?
b, Câu văn: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
2, Hãy chuyển đổi câu chủ động sau thành 2 câu bị động (một câu sử dụng từ bị, một câu sử dụng từ được), cho biết sự khác nhau của hai câu bị động ấy:
Thầy giáo phê bình em.
II, Làm văn:
Hãy chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Bài làm:































































































































KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Môn: Ngữ văn – Lớp: 8
Năm học: 2013 – 2014
Thời gian: 60 phút (không kể phát đề)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM

I. Câu hỏi:


1a, Đoạn văn trên trích từ tác phẩm "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", tác giả Hồ Chí Minh.
0,5

- Đoạn văn trình bày luận điểm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử.
1

b, Nghệ thuật liệt kê.
0,5

2, Hai câu bị động:


- Em bị thầy giáo phê bình.
0,25

- Em được thầy giáo phê bình.
0,25

- Câu bị động có từ "bị" mang ý nghĩa tiêu cực, câu có từ "được" mang ý nghĩa tích cực.
0,5

II, Làm văn:


a. Mở bài: Nêu luận điểm: Sống có đạo lí, có lí có tình, thủy chung là đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay -> dẫn câu tục ngữ.
1


b. Thân bài:
- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng:
+ Nghĩa đen: Ăn quả thơm ngon phải nhớ đến công lao người vun trồng ra cây đó...
+ Nghĩa bóng: Thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã làm ra thành quả cho ta hưởng thụ.
- Dẫn chứng: Lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, những người có công với đất nước,...qua các ngày lễ trong năm.
- Liên hệ bản thân.


1

1

2

1

c. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ.
1


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Loan
Dung lượng: 7,57KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)