KTCL chuyên môn GV môn Văn THCS lần 2- VPhuc(đ/a)

Chia sẻ bởi Hải DươngVP | Ngày 12/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: KTCL chuyên môn GV môn Văn THCS lần 2- VPhuc(đ/a) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

HDC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2015-2016
MÔNNGỮ VĂN;CẤP THCS
(Đáp án gồm 04 trang)


I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm

Câu 1
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm.
0,25

Câu 2
Từ “nằm” được dùng theo nghĩa chuyển: chỉ sự hy sinh của người lính, thân xác vĩnh viễn chìm sâu dưới đáy sông Thạch Hãn.
0,25

Câu 3
Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
+ Hoán dụ: “tuổi 20” để chỉ các chiến sĩ trẻ tuổi.
+ Ẩn dụ: “thành sóng nước” chỉ sự hy sinh của người lính, hóa thân về với sông nước quê hương.
- Tác dụng: Biện pháp tu từ hoán dụ, ẩn dụ khiến câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm. Đồng thời, tác giả đã thiêng liêng và bất tử hóa sự hi sinh của những người lính cho Tổ quốc.
0,25



0,25

Câu 4
Những tâm tư, tình cảm của tác giả:
+ Xúc động, xót thương trước sự hi sinh của đồng đội.
+ Trân trọng, ngợi ca những cống hiến, hi sinh của các anh hùng liệt sĩ đã làm nên nền hòa bình, độc lập của dân tộc. Những người lính đã ngã xuống nhưng họ sẽbất tử cùng Tổ quốc.
0,5

Câu 5
Nội dung chính của đoạn trích:
Bàn về mục đích của việc học tập và trách nhiệm của nhà trường, gia đình: cần có quan điểm, định hướng đúng đắn trong việc giáo dục con em mình.
0,25

Câu 6
- Phép liên kết: phép nối – “Chính vì vậy”.
- Mối quan hệ vê nội dung ý nghĩa giữa 2 đoạn văn: nguyên nhân - kết quả(Đoạn 1: Xác định mục đích của việc học sai lầm sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Đoạn 2: Vì vậy, chúng ta cần có quan điểm đúng đắn về mục đích của việc học tập).
0,25
0,25

Câu 7
Câu (4) là kiểu câu cầu khiến (phân loại theo mục đích nói).
0,25

Câu 8
- “Học để biết”: tích lũy tri thức; hiểu biết về những quy tắc, chuẩn mực đạo đức, lẽ phải…
“Học để làm”:học đi đôi với hành, ứng dụng tri thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống.
“Học để chung sống”:trang bị những kĩ năng, thái độ ứng xử để con người có thể hòa nhập, thích ứng với môi trường sống xung quanh mình, cùng chung sống trong hòa bình, hợp tác.
“Học để tự khẳng định mình”:học là một quá trình tích lũy vốn sống, kĩ năng sống để khắng định được giá trị của bản thân, trở thành con người có tri thức, có đạo đức, nhân cách.
0,5

II. PHẦN LÀM VĂN(7,0 điểm)
Câu 1.(3,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý, vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục.
- Bài viết có bố cục mạch lạc; hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng; dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Yêu cầu về kiến thức:
Đây là đề mở, có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lẽ phải. Dưới đây là những định hướng cơ bản:

Ý
Nội dung
Điểm

1
Giải thích
0,5đ


- “Giọt nước mắt”: là một trong những biểu hiện của trạng thái cảm xúc, thể hiện sự rung động, xúc động cao độ.
- “Cuộc sống cũng cần những giọt nước mắt”: khẳng định vai trò, sự cần thiết của “giọt nước mắt” trong cuộc sống.


2
Bàn luận: Vì sao “nước mắt” lại cần thiết trong cuộc sống?
2,0đ


- Nước mắt giúp con người giải tỏa nỗi niềm, vơi đi những buồn đau để lấy lại năng lượng trong cuộc sống.
- Nước mắt đâu phải là sự yếu mềm. Có những giọt nước mắt thể hiện ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm trước mọi khó khăn, thử thách. Nước mắt cũng như mưa, sau cơn mưa trời sẽ sáng, sau nước mắt là sự kiên cường.
- Giọt nước mắt còn là sự xúc động chân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 36,12KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)