KT15PH lí 9.13-14

Chia sẻ bởi Trần Văn Luật | Ngày 14/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: KT15PH lí 9.13-14 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA 15 PHÚT
Môn: Vật lí 9-Năm học: 2013-2014
Họ tên học sinh:...................................................Lớp:..................Ngày kiểm tra………………...
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
(Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng trong mỗi câu sau)
01. Để chế tạo một Nam Châm điện mạnh ta cần điều kiện:
A. Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây có ít vòng, lõi bằng thép.
B. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép.
C. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có ít vòng, lõi bằng sắt non.
D. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non.
02 Một dây dẫn có điện trở 176Ω được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U=220V. Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn đó trong 15 phút là:
A. 250 500J. B. 250 500calo.
C. 59 400J. D. 59 400calo.
03. Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị:
A. Bàn ủi điện. B. Máy phát điện.
C. Làm các la bàn. D. Rơle điện từ.
04. Quy tắc Bàn Tay Trái dùng để xác định:
A. Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn. B. Chiều của các cực nam châm.
C. Chiều của lực điện từ. D. Chiều của đường sức từ.
05. Theo quy tắc bàn tay trái chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo:
A. Chiều của dòng điện. B. Chiều của lực điện từ.
C. Chiều của đường đi vào các cực của nam châm. D. Chiều của đường sức từ.
06. Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng?
A. Máy khoan điện và mỏ hàn điện. B. Bàn ủi điện và máy giặt.
C. Quạt máy và nồi cơm điện. D. Quạt máy và máy giặt.
07. Một bóng đèn loại 220V-100W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Điện năng tiêu thụ của đèn trong 1h là:
A. 100 KWh. B. 1 KWh.
C. 0,1 KWh. D. 220 KWh.
08. Nếu đồng thời tăng điện trở, cường độ dòng điện, thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn lên 2 lần thì nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn sẽ:
A. Tăng 6 lần. B. Giảm 4 lần.
C. Tăng 16 lần. D. Tăng 8 lần.
09. Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R=80Ω và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I=2,5A.. Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1giây là:
A. 200J. B. 500J.
C. 300J. D. 400J.
10. Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào là biểu thức của định luật Jun-Lenxơ?
A. Q = I.R.t. B. Q = I².R².t.
C. Q = I².R.t. D. Q = I.R².t.
KIỂM TRA 15 PHÚT
Môn: Vật lí 9-Năm học: 2013-2014
Họ tên học sinh:...................................................Lớp:..................Ngày kiểm tra………………...
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
(Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng trong mỗi câu sau)
01. Quy tắc Bàn Tay Trái dùng để xác định:
A. Chiều của lực điện từ. B. Chiều của các cực nam châm.
C. Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn. D. Chiều của đường sức từ.
02. Một dây dẫn có điện trở 176Ω được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U=220V. Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn đó trong 15 phút là:
A. 59 400calo. B. 59 400J.
C. 250 500calo. D. 250 500J.
03. Nếu đồng thời tăng điện trở, cường độ dòng điện, thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn lên 2 lần thì nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn sẽ:
A. Tăng 16 lần. B. Tăng 6 lần.
C. Giảm 4 lần. D. Tăng 8 lần.
04. Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị:
A. Máy phát điện. B. Rơle điện từ.
C. Làm các la bàn. D. Bàn ủi điện.
05. Theo quy tắc bàn tay trái chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo:
A. Chiều của dòng điện. B. Chiều của đường đi vào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Luật
Dung lượng: 242,00KB| Lượt tài: 21
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)