Kt thơ HK2

Chia sẻ bởi lione gomin | Ngày 12/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: kt thơ HK2 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Câu 5: Dòng nào sau đây nhận định không đúng về nhân vật em bé trong bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go?
A. Yếu đuối, không thích các trò chơi
C. Ham thích sáng tạo

B.Ham chơi,tinh nghịch.
D. Hồn nhiên, yêu thương mẹ tha thiết

ĐÁP ÁN: A
Câu 6: Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go gợi cho ta suy ngẫm về điều gì trong cuộc sống?
A. Thế giới thật bao la với vô vàn những điều hấp dẫn mà ta chẳng thể cảm nhận hết.

B.Niềm vui, hạnh phúc chẳng phải điều gì bí ẩn, xa xôi mà ở ngay chính cõi đời này và do chính con người tạo dựng nên.

C. Để từ chối những cám dỗ trong cuộc đời,cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy.

D. Gồm 2 ý B và C.

ĐÁP ÁN: D
Câu 1:Bài thơ “Viếng lăng Bác” là của tác giả:
A. Thanh Hải
C. Huy Cận

B. Viễn Phương
D. Chính Hữu

ĐÁP ÁN: B
Câu 2: Những bài thơ nào dưới đây được viết sau năm 1975?
A. Đồng chí
C. Đoàn thuyền đánh cá

B. Mùa xuân nho nhỏ
D. Sang thu

ĐÁP ÁN: B, D
Câu 3: Bài thơ “Nói với con”của Y Phương được viết theo thể thơ gì?
A. Thể thơ tự do
C. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

B. Thể thơ thất ngôn bát cú
D. Thể thơ song thất lục bát

ĐÁP ÁN: A
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ “Nói với con”của Y Phương?
A. Tự sự
C. Biểu cảm

B. Miêu tả
D. Nghị luận

 ĐÁP ÁN: C
Câu 5: Từ “chùng chình” trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ”
được hiểu như thế nào?
A. Đi chậm chạp, thong thả
C. Cố ý chậm lại

B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả
D. Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói.

ĐÁP ÁN: C
Câu 6: Hình ảnh cây tre ở đầu và cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” có ý nghĩa
gì?
A. Cây tre là một vật dụng thủ công mỹ nghệ độc đáo của nước ta.

B. Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam.

C. Cây tre là biểu tượng sức sống bền bỉ, kiên trì của dân tộc.

D. Cả B và C đều đúng.

ĐÁP ÁN: D
Câu 1. Ý nào nói đúng những tác phẩm sáng tác sau năm 1975?
A. Viếng lăng Bác; Ánh trăng; Sang thu; Mùa xuân nho nhỏ; Bếp lửa

B.Viếng lăng Bác; Ánh trăng; Sang thu; Mùa xuân nho nhỏ; Đoàn thuyền đánh cá

C.Mùa xuân nho nhỏ; Nói với con; Ánh trăng; Sang thu; Viếng lăng Bác

D.Mùa xuân nho nhỏ ; Nói với con; Ánh trăng; Con cò; Sang thu

Đáp án: C
Câu 2: Hình ảnh sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” là gì?
A. Hình ảnh cành hoa
C. Hình ảnh nốt trầm xao xuyến

B.Hình ảnh con chim
D. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ

Đáp án: D
Câu 3: Trong bài thơ “ Sang thu” câu thơ nào diễn tả đặc sắc nhất những đổi thay diệu kì trong không gian lúc giao mùa?
A. Sương chùng chình qua ngõ/Hình như thu đã về.

B. Vẫn còn bao nhiêu nắng/ Đã vơi dần cơn mưa.

C.Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu

D. Sông được lúc dềnh dàng/Chim bắt đầu vội vã

Đáp án: B
Câu 4: Mạch cảm xúc bài thơ “ Viếng lăng Bác” diễn ra theo trình tự nào?
A. Trước khi tác giả vào trong lăng – khi vào lăng - trước khi ra về

B. Trước khi tác giả vào trong lăng –trước khi ra về - khi vào trong lăng

C.Khi vào trong lăng- trước khi tác giả vào trong lăng – khi ra về

D. Trước khi tác giả vào trong lăng – khi vào trong lăng - sau khi ra về

Đáp án: A
Câu 5: Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được viết giống với thể thơ của bài thơ nào?
A. Đêm nay Bác không ngủ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: lione gomin
Dung lượng: 37,18KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)