KT THO HIEN DAI

Chia sẻ bởi Phan Anh Tuấn | Ngày 12/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: KT THO HIEN DAI thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


KIỂM TRA 1 TIẾT VỀ
MÔN: NGỮ VĂN 9

Họ và tên:........................................................................Lớp 9A....

ĐIỂM
LỜI PHÊ





I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Hình ảnh súng – trăng ( trong câu thơ “Đầu súng trăng treo”) mang ý nghĩa
biểu tượng, gợi ra những liên tưởng gì ?
a- Sức mạnh của tình đồng chí , đồng đội
b- Biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ cách mạng
c- Những biểu hiện của tình đồng chí , đồng đội .
d- Cả a,b,c đều đúng .
Câu 2 : Bài thơ “Ánh trăng” ra đời trong hoàn cảnh nào ?
a. Kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)
b.Kháng chiến chống Mỹ (1955 – 1975)
c. Sau ngày thống nhất đất nước (1975 – 1980)
d. Giai đoạn 1980 đến nay .
Câu 3 : Em tán thành cách giải thích nào với từ “ấp iu” ?
a- Tình cảm thương yêu, bao dung, chăm sóc cháu của bà
b- Tình cảm ấp ủ và nâng niu cháu nhỏ của bà
c- Từ hình ảnh bếp lửa được bà cẩn trọng khơi nhóm, giữ gìn đến tình cảm ấp
ủ, nâng niu của bà đối với đứa cháu nhỏ.
Câu 4: : Tư tưởng nổi bậc trong bài thơ “ Viếng Lăng Bác” là:
a.Niềm khao khát được viếng lăng Bác
b.Mong mỏi Lăng Bác sớm hoàn thành.
c.Khát vọng được ở mãi bên lăng Bác
d.Lòng kính yêu vị lãnh tụ.
Câu 5 : Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh ánh trăng trong câu “Ánh trăng im
phăng phắc” là
a- Tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ , vẹn nguyên chẳng thể phai mờ .
b- Tượng trưng cho lòng thủy chung nhân hậu bao dung .
c- Tượng trưng cho sự nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ .
d- Tất cả đều đúng .
Câu 6 : Trước hình ảnh ánh trăng , tác giả lại giật mình . Theo em tại sao ?
a- Cái giật mình vì nhận ra sự vô tình,bạc bẽo,sự nông nổi trong cách sống của mình.
b- Cái giật mình vì sự ăn năn,tự trách,tự thấy mình phải thay đổi cách sống .
c- Cái giật mình tự nhắc nhở bản thân đừng bao giờ làm người phản bội quá khứ.
d- Tất cả đều đúng .
Câu 7 : Bài thơ “ Ánh trăng” thuộc phương thức biểu đạt chính nào ?
a- Miêu tả b- Tự sự c- Nghị luận d- Biểu cảm.
Câu 8 :Bài thơ “ Con cò” được in trong trong tập thơ nào ?
a- Điêu tàn. b- Trời mỗi ngày lại sáng.
c- Đầu súng trăng treo. d- Hoa ngày thường – Chim báo bão.
Câu 9: Cách gọi “ Người đồng mình” trong bài thơ “Nói với con”. Tác giả muốn
nói đến đối tượng nào?.
a- Người là anh em ruột thịt. b- Người cùng họ hàng.
c- Người cùng ở một miền đất. d- Người cùng đất nước.
Câu 10: Nhà thơ Y Phương là người dân tộc nào ?
a- Dân tộc Bana. b- Dân tộc Êđê.
c- Dân tộc Tày. d- Dân tộc Nùng.
Câu 11: Bài thơ “ Con cò” được viết vào năm nào ?
a- 1948. b- 1954
c- 1962. d- 1976
Câu 12: Trong câu thơ “ Vầng trăng đi qua ngõ” . Tác giả Nguyễn Duy đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
a- So sánh. b- Nhân hoá.
c- Ẩn dụ. d- Hoán dụ.
Câu 13: Ông là ai ?.Sinh (1919 – 2005), quê ở làng Aân Phú, huyện Vụ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng trong phong trào thơ mới.
a- Chính Hữu. b- Chế Lan Viên.
c- Huy Cận. d-Phạm Tiến Duật.
Câu 14: Câu thơ nào sâu đây thể hiện rõ niềm xúc động của tác giả Viễn Phương
khi viếng lăng Bác ?.
a- Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
b- Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
c- Mai về miền nam thương trào nướcmắt.
d-Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
II/ TỰ LUẬN (3 điểm)

Viết lại bài thơ “Con Cò” của Chế Lan Viên.


...........HẾT.........




ĐÁP ÁN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Anh Tuấn
Dung lượng: 52,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)