KT THƠ CŨ

Chia sẻ bởi phạm thị liên | Ngày 12/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: KT THƠ CŨ thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Thanh Văn
Lớp 9 …
Họ tên: …………....

Điểm
Lời phê của thầy cô

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi đáp đúng 0,25 điểm. Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu dòng của câu trả lời em cho là đúng nhất.
Câu 1. Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải ra đời vào thời gian nào?
A. Cuộc kháng chiến chống Pháp B. Cuộc kháng chiến chống Mĩ
C. Khi miền Bắc hoà bình và đang xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D.Khi đất nước đã thống nhất.
Câu 2. Sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là gì?
A. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ. B. Hình ảnh con chim.
C. Hình ảnh nốt nhạc trầm. D. Hình ảnh cành hoa
Câu 3. Bài thơ “ Viếng lăng Bác” được Viễn Phương viết vào năm nào?
A. 1975 B. 1976 C. 1977 D. 1978
Câu 4.Trong bài thơ “Nói với con”Nhà thơ Y Phương viết : “Đan lờ cái nan hoa
Vách nhà ken câu hát.”
Hai dòng thơ trên, thể hiện điều gì?
A. Lòng yêu thương, chăm chút và mong chờ của cha mẹ đối với con.
B. Cuộc sống lao động cần cù và vui tươi của con người quê hương.
C. Con lớn lên trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình quê hương.
D. Sức sống mạnh mẽ, tinh thần đoàn kết của người đồng mình.
Câu 5. Câu thơ “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” (“Nói với con” Y Phương ) diễn đạt ý nghĩa gì?
A. Người đồng mình mộc mạc.
B. Người đồng mình giàu chí khí, niềm tin.
C. Người đồng mình yêu quê hương.
D.Người đồng mình luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp
Câu 6. Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh gợi về thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nào?
A.Vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. B. Vùng nông thôn đồng bằng Nam Bộ.
C. Vùng nông thôn đồng bằng Trung Bộ. D. Vùng đồi núi và Trung du.
Câu 7. Dòng thơ nào sau đây gợi cảm giác giao mùa thú vị, nên thơ và độc đáo?
A. Có đám mây mùa hạ B. Chim bắt đầu vội vã.
Vắt nửa mình sang thu. C. Sông được lúc dềnh dàng.
Câu 8. Trong bài thơ “Mây và sóng” trò chơi của em bé tuyệt diệu, hơn hẳn trò chơi của những người sống trên mây và trong sóng, là gì?
A. Em chính là mây và mẹ là mặt trăng. B.Em chính là sóng và mẹ là bến bờ.
C. Mây, trăng cùng dưới một mái nhà; con sóng sẽ lăn mãi vào lòng mẹ.
D. Cả 3 ý trên
Câu 9. Hình tượng Con cò trong bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên là biểu tượng của ai?
A. Người nông dân vất vả, cực nhọc. B. Người vợ đảm đang, tần tảo.
C. Người mẹ lúc nào cũng ở bên con. D. Người phụ nữ nói chung.
Câu 10. Trong các bài thơ sau, bài nào không nói về tình mẹ con
A. Con cò C. Mây và sóng
B. Nói với con D. Khúc hát ru
Câu 11. Bài thơ nào dưới đây là dòng tâm sự của người lính cách mạng?
A. Bếp lửa B. Bài thơ tiểu đội xe không kính
C. ánh trăng D. Viếng lăng Bác
Câu 12. Bài thơ nào không mang nét chung về nghệ thuật sử dụng sáng tạo bằng hình ảnh độc đáo.
A. Đồng chí B. Đoàn thuyến đánh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: phạm thị liên
Dung lượng: 37,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)