KT sử 9 ma trận

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Thái | Ngày 16/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: KT sử 9 ma trận thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

HƯỚNG DẪN QUI TRÌNH XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
* MÔ TẢ VỀ CẤP ĐỘ TƯ DUY VẬN DỤNG TRONG MÔN LỊCH SỬ
Cấp độ tư duy
Mô tả




Nhận biết
Học sinh nhớ được (bản chất) những khái niệm cơ bản của chủ đề và có thể nêu hoặc nhận ra các khái niệm khi được yêu cầu.
Đây là bậc thấp nhất của nhận thức, khi học sinh kể tên, nêu lại, nhớ lại một sự kiện, hiện tượng.
Thí dụ: Học sinh nhớ được ngày, tháng của một sự kiện lịch sử, tên một nhân vật lịch sử cụ thể.




Thông hiểu

Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt ra gần với các ví dụ học sinh đã được học trên lớp.
Ở bậc nhận thức này, học sinh có thể giải thích được một sự kiện, hiện tượng lịch sử, tóm tắt được diễn biến một sự kiện, nghe và trả lời được câu hỏi có liên quan.
Thí dụ: Học sinh có thể giải thích được sự kiện lịch sử diễn ra như thế nào.





Vận dụng ở cấp độ thấp


Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp.
Ở bậc nhận thức này, học sinh có thể sử dụng được kiến thức để giải quyết 1 tình huống cụ thể.
Thí dụ: áp dụng một sự kiện lịch sử này để lý giải một sự kiện khác.






Vận dụng ở cấp độ cao



Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương. Các vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp ngoài môi trường lớp học.
Ở bậc này học sinh phải xác định được những thành tố trong 1 tổng thể và mối quan hệ qua lại giữa chúng; phát biểu ý kiến cá nhân và bảo vệ được ý kiến đó về 1 sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử nào đó.
Thí dụ: tìm hiểu một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, học sinh phải phân biệt, phân tích được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử khác nhau, v.v. Hoặc học sinh đánh giá được một sự kiện, nhân vật lịch sử.


Trong dạy học, để thuận lợi cho việc xác định mục tiêu nhận thức của bài học, các nhà giáo dục đã đưa về các bậc:
Biết (bậc 1): Với các động từ: nêu, liệt kê, trình bày, khái quát, kể tên v.v.
Hiểu (bậc 2 ) : Với các động từ: giải thích, phân biệt, tại sao, vì sao, hãy lí giải, vì sao nói v.v.
Vận dụng (bậc 3) : Với các động từ : so sánh, phân tích, bình luận, nhận xét, vận dụng, đánh giá vv…

















NHÓM THỊ TRẤN…
1.Bước 1: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KIỂM TRA:
A.Kiến thức: Giúp HS nắm được các kiến thức sau:
- Tình hình nước ta sau CMT8 năm 1945 trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc.
- Diễn biến, kết quả của chiến dịch Điên Biên phủ.
- HS hiểu những nét chính của cuộc đấu tranh chống chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến lược chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
- HS nắm những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954-1975.
B.Kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích và so sánh.
C.Tư tưởng:
- Lòng tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc…

2. Bước 2: XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức : tự luận( 100%)
3. Bước 3: XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:









CÁC THAO TÁC XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (qua ví dụ minh họa)

Bước 1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương…) cần kiểm tr

Tên Chủ đề
(nội dung,chương…)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng




 Cấp độ thấp
Cấp độ cao



Chủ đề 4:
Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến kháng chiến toàn quốc








* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Thái
Dung lượng: 337,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)