Kt NV 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh | Ngày 12/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: kt NV 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

III- TRUYÊN “CHIẾC LƯỢC NGÀ” - Nguyễn Quang Sáng
1- Những tình huống nào trong truyện đã bộc lộ thật sâu sắc và xúc động tình cha con của ông Sáu và bé Thu? Nhận xét về nghệ thuật sáng tạo tình huống của tác giả?
-Truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện tình cha con sâu sắc của ông Sáu và bé Thu trong hai tình huống:
+Tình huống thứ nhất : tình huống cơ bản
Cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu sau tám năm xa cách Trớ trêu thay, bé Thu không nhận cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thì ông Sáu phải ra đi ( chiến tranh đã làm cho họ xa nhau và chiến tranh cũng không cho phép họ có điều kiện gặp nhau lâu).
+Tình huống 2:
Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm yêu thương con vào việc làm một cây lược ngà tặng con . Cây lược làm xong thì ông hi sinh khi chưa kịp gửi cây lược ấy cho con.( chiến tranh làm cắt đứt tình cảm cha con ngay với một vật kỉ niệm chưa kịp trao)
Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với con. Tất cả diễn ra trong xa cách của chiến tranh . Hai tình huống đã gắn kết lại thành một mối tình có qua có lại : tình cha con
-Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện của tác giả (đặc biệt tình huống thứ nhất) tạo ra sự bất ngờ mà vẫn tự nhiên , hợp lí.
2- Truyện “Chiếc lược ngà” được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng truyện?
- Truyện được chọn ngôi kể một cách đặc biệt: người kể (tác giả) kể lại câu chuyện theo lời kể của một người khác (bác Ba)- cách kể truyện lồng trong truyện . Truyện được kể theo lời người bạn thân thiết của ông Sáu, người được chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao xúc động ở nhân vật kể chuyện , nhất là sự việc lúc cha con anh Sáu chia tay: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay”, tiếng “Ba” vỡ tung ra từ đáy lòng nó . Lòng trắc ẩn sự thấu hiểu những hi sinh mà ông Sáu phải chịu khiến cho người kể chuyện “Bỗng thấy khó thở như có bàn tay năm lấy trái tim”.
- Chọn cách kể chuyện như vậy có nhiều tác dụng:
+Làm cho câu chuyện trở nên thật và đáng tin cậy.
+Nhân vật được nhìn nhận , đánh giá khách quan.
+Người kể chuyện hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những lời bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc , người nghe . Ví dụ: đoạn “Trong cuộc đời kháng chiến của mình, mình chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay nhưng chưa bao giờ mình bị xúc động như lần ấy” hoặc “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”.
+Người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
3 – Chi tiết “Chiếc lược ngà” có vai trò như thế nào trong truyện?
-Chi tiết “chiếc lược ngà” (cũng được lấy làm tên truyện) có một ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm. “Chiếc lược ngà” đã nối kết hai cha con ông Sáu và bé Thu trong sự xa cách của hai người, và cả sau khi ông Sáu đã hi sinh. Chiếc lược ngà là biểu hiện cụ thể ủa tình yêu thương, nỗi nhớ mong của ông Sáu với con và nó trở thành kỉ vật thiêng liêng, thành biểu tượng của tình cha con sâu nặng.
4-Đề: (Đề 4 tr.65 NV 9 T.2): Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
A: Yêu cầu : - Nêu được nhận xét về tình cảm gia đình đó là tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh
( khác với trong cuộc sống đời thường)
- Từ những tình huống cụ thể để làm rõ những biểu hiện tình cảm.
B: Tìm ý:
+ Tóm tắt nội dung đoạn trích
+Niềm khát khao của người lính sau những năm xa cách được trở lại quê hương là gì?
+ Điều gì đã xảy ra khi gặp lại con ? Tại sao?
+ Những biểu hiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 88,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)