KT Ngữ văn 8 kì II (có đáp án)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Minh | Ngày 11/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: KT Ngữ văn 8 kì II (có đáp án) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2009-2010
Môn: Ngữ văn - Lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1,5 điểm)
Kể tên các kiểu câu mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8 – Kì II.
Câu: “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu !” (Lạo Hạc – Nam Cao)
thuộc kiểu câu phủ định nào? Vì sao?

Câu 2: (2,5 điểm)
Qua văn bản “Nước Đại Việt ta”, em hãy cho biết vì sao “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta khi đó? So với bài “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt (đã học ở lớp7) được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất của nước ta, ý thức độc lập dân tộc thể hiện trong “Bình Ngô đại cáo” có nét gì mới ?

Câu 3: (6 điểm)
Giới thiệu trò chơi dân gian: nhảy dây


------------Hết------------




















ĐÁP ÁN - BI ỂU ĐIỂM
(MÔN NGỮ VĂN 6 - KÌ II, NĂM HỌC 2009-2010)

Câu 1: (1,5 điểm)
Kể tên đủ 5 kiểu câu đã học (0,5 điểm):
+ Câu nghi vấn
+ Câu cầu khiến
+ Câu cảm thán
+ Câu trần thuật
+ Câu phủ định
- Câu đã cho thuộc kiểu câu phủ định bác bỏ (0,5 điểm).
- Vì nó phản bác một ý kiến, một nhận định. (0,5 điểm)
Câu 2: (2,5 điểm)
- “Bình Ngô đại cáo” được coi là bản tuyên ngôn độc lập vì bài cáo đã khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là một nước độc lập, đó là chân lý hiển nhiên. (0,5 điểm).
- So với bài “Sông núi nước Nam” (đã học ở lớp7) ý thức độc lập dân tộc được xác định ở hai phương diện: Lãnh thổ (Sông núi nước Nam) và chủ quyền (Vua Nam ở). (0,5 điểm).
- Đến “Bình Ngô đại cáo” ý thức dân tộc đã được phát triển cao hơn, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều. Ngoài hai yếu tố lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng , bổ sung bằng yếu tố mới, đầy ý nghĩa: đó là nền văn hiến lâu đời, là phong tục tập quán riêng, là truyền thống lịch sử anh hùng “Bao đời xây nền độc lập”. (1 điểm).
- Với sự mở rộng bổ sung, ý thức về dân tộc của Nguyễn Trãi trong bài “Bình Ngô đạo cáo” của thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn so với ý thức dân tộc trong bài “Sông núi nước Nam” thế kỉ XI. (0,5 điểm).
Câu 3: (6 điểm)
1. Yêu cầu về nội dung: (5 điểm)
a) Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu chung:
- Nhảy dây là trò chơi mà các bạn ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng rất thích.
- Nhảy dây được chơi trong lúc rỗi rãi ở nhà hoặc giờ ra chơi ở trường.
b) Thân bài: (4 điểm) Thuyết minh về trò chơi nhảy dây
*) Đối tượng chơi và dụng cụ để chơi:
- Đối tượng là các bạn thiếu niên, nhi đồng (thường là các bạn nữ)
- Trò chơi cần khoảng đất vừa đủ rộng cho vòng dây quay.
- Dây dùng để nhảy có thể là dây thừng hoặc đây cao su, dây thun...
*) Cách chơi: Thông thường là nhảy dây một người và nhảy dây nhiều người.
+) Cách thứ nhất (nhảy một người):
- Dùng sợi dây đủ dài. Hai đầu dây cuốn vài vòng vào bàn tay để giữ cho chắc. Đặt chân lên chính giữa sợi dây, kéo cao cho vừa tầm người là được.
- Người nhảy đứng thẳng, hai cổ tay quay đều dây về phía trước cho qua đầu, khi dây chạm sát đất thì nhảy lên. Vừa nhảy vừa đếm, để dây vướng vào chân là mắc lỗi, phải dừng lại. Người thắng là người có số lần nhảy nhiều nhất.
+) Cách thứ hai (nhảy nhiều người):
- Hai người quay dây đứng cách nhau một khoảng cách đủ để dây chùng vừa chạm đất là được.
- Quay dây đều tay. Lần lượt từng người hoặc hai, ba người cùng nhảy. Trò chơi này cần sự kết hợp khéo léo.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Minh
Dung lượng: 54,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)