KT HKI VĂN 8

Chia sẻ bởi Nguyễn Công Hoang | Ngày 11/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: KT HKI VĂN 8 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:


KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC : 2010 – 2011
Môn : Ngữ văn 8

Điểm
Lời phê của giáo viên





I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
1. Trong đoạn thơ dưới đây, tác giả đã chuyển các từ ngữ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào ?
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mỉm cười
A . “Con người” sang “ con người”
B . “Con người” sang “ động vật”
C . “Con người” sang “thực vật”
2. Khi sử dụng biệt ngữ xã hội, cần chú ý đến điều gì ?
A. Tính chất xã hội của từ ngữ
B. Hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp; tình huống giao tiếp
C. Tính địa phương của các từ ngữ
D. Hoàn cảnh riêng của đối tượng giao tiếp
3. Thế nào là từ có nghĩa rộng?
A. Là từ ngữ mà nghĩa của nó giống với nghĩa của một số từ ngữ khác
B. Là từ ngữ mà nghĩa của nó đối lập với nghĩa của một số từ ngữ khác
C. Là từ ngữ mà nghĩa của nó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác
4. Từ tượng thanh là?
A. Từ có hình thức âm thanh giống nhau
B. Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên
C. Từ có hình thức cấu tạo giống nhau
D. Từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
5. Trong văn bản “ Tức nước vỡ bờ”, qua hình tượng chị Dậu, tác giả muốn thể hiện tư tưởng gì?
A. Lên án bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ xã hội đương thời
B. Miêu tả tình cảnh đau thương của những người dân cùng khổ
C. Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
D. Cả A, B, C đều đúng
6. Tại sao Đôn Ki-hô-tê lại đánh nhau với cối xay gió?
A. Vì lão nghĩ rằng những chiếc cối xay gió là những tên khổng lồ
B. Vì lão nghĩ rằng những chiếc cối xay gió là kẻ ác làm hại dân làng
C. Vì lão nghĩ rằng những chiếc cối xay gió là gã khổng lồ Bri-a-rê-ô
D. Vì lão nghĩ rằng những chiếc cối xay gió là Rô-xi-nan-tê
7. Điểm giống nhau giữa bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” là?
A. Đều được sáng tác khi tác giả bị giam cầm.
B. Đều thể hiện tư thế hiên ngang, tinh thần bất khuất không chịu khuất phục trước hoàn cảnh
C. Tư tưởng nổi bật ở cả hai bài thơ là lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí đấu tranh cách mạng đến cùng.
D. Cả A,B,C đều đúng

8. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong từng câu ghép dưới đây là quan hệ gì ? Viết kết quả vào chỗ trống.
A. Vì Nga nói lỡ lời nên bạn Nam giận
Quan hệ………………………………………………………………………..
B. Nếu cố gắng học hành thì tương lai của bạn sẽ xán lạn
Quan hệ……………………………………………………………………..
C . Ngày mai, bạn trực nhật hay tôi trực nhật?
Quan hệ………………………………………………………………………
9. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống ( ) trong đoạn trích dưới đây:
Thoáng thấy mẹ về đến cổng ( ) thằng Dần mừng nhảy chân sáo ( )
( ) U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ ( ) Có mua được gạo hay không ( ) Sao u lại về không thế ( )………
( ) Đã bảo u không có tiền ( ) lại cứ lằng nhằng nói mãi ( ) Mày tưởng người ta dám bán chịu cho nhà mày sao ( ) Thôi ( ) Khoai chín rồi đây …….
10. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong những câu ghép dưới đây?
A. Pháp chạy, Nhật hàng, Vua Bảo Đại thoái vị.
B. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
11. Gạch chân dưới các từ ngữ địa phương được sử dụng trong những câu ca dao dưới đây:
A. Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
B. Ai về nhắn với nậu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Công Hoang
Dung lượng: 70,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)