KT HK 1-QUANG TRUNG

Chia sẻ bởi Lê Văn Dũng | Ngày 12/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: KT HK 1-QUANG TRUNG thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm: 2008 - 2009
Môn : Ngữ văn – Lớp 9
Thời gian : 90 phút (không tính thời gian phát đề)


I. MA TRẬN:

Mức độ

Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng


TN
TL
TN
TL
Vận dụng thấp
Vận dụng cao







TN
TL
TN
TL


Văn học
Nội dung





Câu 1b


1


Nghệ thuật





Câu 1a




Tiếng Việt
Phương châm hội thoại

Câu 2a

Câu 2b




1

Tập làm văn
Viết bài văn tự sự







Câu3
1

Tổng số câu

1a

1b

1

1
3

Tổng số điểm

1 đ

1 đ

2 đ

6 đ
10 đ


II. ĐỀ : (Thời gian 90 phút, không tính thời gian phát đề)

Câu 1: (2 điểm)
a) Nhận xét về kết cấu, giọng điệu của bài thơ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy)
b) Liên hệ với hoàn cảnh ra đời bài thơ, hãy phát biểu chủ đề bài thơ “Ánh trăng”. Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về đạo lý, lẽ sống của người Việt Nam ta?
Câu 2: (2 điểm)
a) Những trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại thường do các nguyên nhân nào?
b) Tìm một ví dụ trong đó phương châm về chất không được tuân thủ nhưng lại rất cần thiết?
Câu 3 : (6 điểm)
Kể về một kỷ niệm sâu sắc của em với người bạn thân.
------------------------------















III. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM:
Câu 1: (2 điểm)
a) Nhận xét về kết cấu, giọng điệu của bài thơ “Ánh trăng” (1 điểm)
- Bài thơ như một câu chuyện, có sự kết hợp hài hoà, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.
- Giọng điệu tâm tình. Nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên nhịp nhàng theo lời kể, khi thì
ngân nga thiết tha cảm xúc, lúc trầm lắng, suy tư.
b) Liên hệ với hoàn cảnh ra đời bài thơ, phát biểu chủ đề bài thơ “Ánh trăng”. Liên hệ với
đạo lý, lẽ sống của người Việt Nam ta: (1 điểm)
- Bài thơ ra đời sau năm 1975, từ một câu chuyện riêng, bài thơ là lời tự nhắc nhở thấm
thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, nghĩa tình, đối với thiên
nhiên đất nước bình dị, hiền hậu. (0,5 điểm)
- Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa
thuỷ chung cùng quá khứ - đó là truyền thống đạo lý, lẽ sống tốt đẹp của người Việt Nam ta.
(0,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
a) Những trường hợp phương tuân thủ các phương châm hội thoại thường do các nguyên nhân:
(1 điểm)
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp ;
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn ;
- Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
b) Tìm một ví dụ trong đó phương châm về chất không được tuân thủ nhưng lại rất cần thiết: (1đ)
Có thể lấy ví dụ:
- Bác sĩ không nói sự thật về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, chẳng hạn thay vì nói thật căn
bệnh đã đến giai đoạn nguy kịch, không thể chữa được, bác sĩ nói nếu cố gắng thì sẽ vượt qua.
hiểm nghèo. Như thế bệnh nhân mới có nghị lực hơn để sống. Lời nói này không tuân thủ phương
châm về chất nhưng đó là việc làm nhân đạo và cần thiết .
- Người chiến sĩ không may sa vào tay địch, không thể vì tuân thủ phương châm về chất mà
khai thật hết tất cả những gì về đồng đội, bí mật của đơn vị….
Câu 3: (6 điểm)

- Nội dung : (4,5 điểm)
+ Mở bài: (0,5 điểm) Giới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Dũng
Dung lượng: 95,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)