KT GIỮA HK1 - HOÁ 11 - 2015-2016

Chia sẻ bởi Cao Thị Kim Sa | Ngày 15/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: KT GIỮA HK1 - HOÁ 11 - 2015-2016 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN: HÓA HỌC 11
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Đề 1:
Ngày KT: /10/2015

Khi làm bánh bao người ta thường cho ít “bột nở” vào bột mì. Khi nướng bánh, bột nở này phân hủy thành các chất khí và hơi thoát ra nên làm cho bánh, nở, xốp và có mùi khai. Cho biết công thức của bột nở ?
Cho các chất sau: H2, NH4Cl, HCl, NaOH, Cu(NO3)2. Amoniac (NH3) tác dụng được với những chất nào ?. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Viết phương trình phản ứng thực hiện chuyển hóa sau:
N2 NO NO2 HNO3 Cu(NO3)2
Cho các chất: Fe, CuO, K2CO3, Al, Cu, Au, NaOH. Axit HNO3 đặc nguội có thể phản ứng được với những chất nào?
Chỉ nêu hóa chất (thuốc thử) để phân biệt các chất trong mỗi nhóm dung dịch sau:
a. HNO3 và NH3. b. NH4NO3 và (NH4)2SO4.
a. Hoàn thành phương trình phản ứng sau: Ag + HNO3 loãng  NO + ? + ?
b. Viết một phương trình phản ứng chứng tỏ: N2 có tính khử ?
Xác định số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất sau: NO2 ; NH3 ; N2O ; HNO3
Cho m gam Mg vào dung dịch HNO3 có 4,48 lít khí NO duy nhất thoát ra (đktc). Tính giá trị m? (cho Mg = 24)
Cho 26,4 gam muối (NH4)2SO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa trắng và V lít khí có mùi khai. Tính giá trị của m và V (đktc)?. (N = 14; H = 1; S = 32; O = 16; Ba = 137)
X là hỗn hợp gồm Zn và FeO. Hòa tan hoàn toàn 41,1 gam X trong dung dịch HNO3 0,5M , có 6720ml khí NO (đo ở đktc) thoát ra. Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng? (Fe=56, O=16, Zn=65)
--------------------------------------------------------------------------------------------

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN: HÓA HỌC 11
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Đề 2:
Ngày KT: /10/2015

Sấm chớp trong khí quyển cung cấp năng lượng cho phản ứng để tạo ra khí A. Ở điều kiện thường, khí A không màu kết hợp ngay với oxi không khí để tạo ra khí nitơ đioxit (NO2) màu nâu đỏ. Xác định khí A?.
Cho các chất: CaCO3, Au, Cu, H2SO4, Pt. Chất nào tác dụng được với dung dịch HNO3 loãng ?. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Viết phương trình phản ứng thực hiện chuyển hóa sau:
HNO3  NH4NO3 NH3N2  NO
Cho các chất: Mg, Pt, Cu(OH)2, Au, Na2CO3, Al, H2. Axit HNO3 đặc nóng có thể phản ứng được với những chất nào?
Chỉ nêu hóa chất (thuốc thử) để phân biệt các chất trong mỗi nhóm chất sau:
a. Khí N2 và khí NH3. b. NH4Cl và (NH4)2CO3.
a. Hoàn thành phương trình phản ứng sau: Fe + HNO3 loãng  NO + ? + ?
b. Viết một phương trình phản ứng chứng minh amoniac (NH3) có tính khử ?
Xác định chất (A) và (B) trong chuỗi sau :
N2  NH3  (A)  (B)  HNO3
Hoàn tan hoàn toàn 5,6 gam Fe vào dung dịch HNO3 thu được V lít khí NO2 (đktc). Tính giá trị V ?. (Fe = 56, N=14, O=16)
Cho m gam muối NH4Cl tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 xM (vừa dủ), thu được 8,96 lít khí có mùi khai. Tính giá trị của m và x ?
X là hỗn hợp gồm Fe và FeO. Hòa tan hoàn toàn 12,8 gam X trong dung dịch HNO3 đặc nóng , có 8960ml khí NO2 (đo ở đktc) thoát ra. Tính khối lượng HNO3 đã dùng? (Fe=56, H=1, N=14, O=16)
ĐỀ 1
NỘI DUNG
ĐIỂM

Câu 1: (1đ)
Chấm: NH4HCO3

1

Câu 2: (1đ)
Chấm: NH3 + HCl ->NH4Cl
2NH3 + 2H2O + Cu(NO3)2 -> 2NH4NO3 + Cu(OH)2.

0,5
0,5

Câu 3: (1đ)
Viết phương trình phản ứng thực hiện chuyển hóa sau:
N2 NO NO2 HNO3 Cu(
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Thị Kim Sa
Dung lượng: 109,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)