Kt 1 tiet hk2

Chia sẻ bởi Hà Tiên Sinh | Ngày 14/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Kt 1 tiet hk2 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA 1 TIẾT

Bài: – Tiết: 51
Tuần dạy:
Ngày dạy:

1. MỤC TIÊU:
1.1) Kiến thức:
- Củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học trong chươngII, III.
1.2) Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm và giải được các bài tập định lượng.
1.3) Thái độ:
- Trung thực, nghiêm túc, cẩn thận trong giờ kiểm tra.
2. TRỌNG TÂM:
Kiến thức chương II, III
3. CHUẨN BỊ:
3.1) GV: Ma trận - đề - đáp án.
* Ma trận:


KIẾN THỨC
MỨC ĐỘ


Biết
Hiểu
Vận dụng




Thấp
Cao

I. Trắc nghiệm khch quan

Chương II
Câu 6 -10




Chương III
Câu 1 - 5




II. Trắc nghiệm tự luận

Chương III

Câu a
Câu b - ý 2
Câu b - ý 1

Cộng : 10 điểm
5đ
2đ
1đ
2 đ


* Đề
I. Trắc nghiệm khách quan:
Câu 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì
A. bị hắt trở lại môi trường cũ.
B. không đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
Câu 2: Trường hợp nào tia tới và tia khúc xạ trùng nhau?
A. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ. B. Góc tới bằng góc khúc xạ.
C. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ. D. Góc tới bằng 0.
Câu 3: Nhìn một vật ở dưới nước dường như ta thấy vật gần hơn thực tế, vì
A. góc tới lớn hơn góc khúc xạ nên thấy ảnh của vật được nâng lên so với vật.
B. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ nên thấy ảnh của vật được nâng lên so với vật.
C. góc tới bằng góc khúc xạ nên thấy ảnh của vật được nâng lên so với vật.
D. góc tới xấp xỉ góc khúc xạ nên thấy ảnh của vật được nâng lên so với vật.
Câu 4: Khi chiếu một chùm tia tới song song theo phương vuông góc với mặt một thấu kính hội tụ, chùm tia phản xạ đi ra khỏi thấu kính
A. là chùm tia hội tụ. B. là chùm tia song song.
C. chỉ là một tia sáng. D. là chùm tia phân kì.
Câu 5: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì luôn luôn là:
A. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. B. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
C. ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật. D. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.
Câu 6: Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?
A. Bóng đèn điện. B. Máy sấy tóc.
C. Tủ lạnh. D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin.
Câu 7: Một máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có
A. nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm.
B. nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn.
C. cuộn dây dẫn và nam châm.
D. cuộn dây và lõi sắt.
Câu 8: Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần 1 lá thép. Khi đóng khoá K, lá thép dao động là do tác dụng gì của dòng điện?
A. Cơ B. Nhiệt. C. Điện. D. Từ.
Câu 9: Trên cùng một dây dẫn tải đi cùng một công suất điện nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ:
A. Tăng 2 lần. B. Giảm 2 lần. C. Tăng 4 lần. D. Giảm 4 lần.
Câu 10: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng và cuộn thứ cấp có 240 vòng. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là U 1= 220V, thì hiêu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là:…
A. 50V. B. 120V.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Tiên Sinh
Dung lượng: 47,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)