KSCLĐN 2014-2015
Chia sẻ bởi Nguyễn Công Minh |
Ngày 12/10/2018 |
17
Chia sẻ tài liệu: KSCLĐN 2014-2015 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT CHƠN THÀNH
(Đề kiểm tra gồm 01 trang)
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn : Ngữ Văn
Lớp : 9
Ngày kiểm tra : 29/8/2014
Thời gian làm bài : 90 phút
Câu 1(1 điểm)
Kể tên các bài thơ cách mạng giai đoạn 1939-1945 mà em đã học trong chương trình Ngữ văn học kì II lớp 8.
Câu 2 (1.5 điểm)
Tại sao nói ý thức dân tộc ở đoạn trích “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc trong bài “Sông núi nước Nam” của Lí Thường Kiệt ?
Câu 3 (1.5 điểm)
a. Nêu tên các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
b. Câu phủ định sau đây dùng để làm gì?
- Bộ phim ấy đâu có hay.
Câu 4 (1 điểm)
Em hãy đặt một câu nghi vấn dùng để thực hiện hành động bộc lộ cảm xúc; đặt một câu trần thuật dùng để thực hiện hành động điều khiển.
Câu 5: Làm văn (5 điểm)
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ tha thiết căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em.”
Em hiểu lời dạy trên của Bác như thế nào?
---Hết---
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN NGỮ VĂN 9
Câu 1: (1 điểm)
Nêu đúng tên bốn bài thơ cách mạng giai đoạn 1939-1945 đã học trong chương trình Ngữ văn học kì II lớp 8: “Khi con tu hú”, “Tức cảnh Pác Pó”, “Ngắm trăng”, “Đi đường” .
( Nêu đúng tên một bài thơ được 0,25 điểm).
Câu 2: (1.5 điểm)
Ý thức dân tộc ở đoạn trích “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc trong bài “Sông núi nước Nam” của Lí Thường Kiệt :
- Nêu hai yếu tố tiếp nối : lãnh thổ riêng, chủ quyền riêng (0,5 điểm).
- Nêu ba yếu tố phát triển: nền văn hiến lâu đời, phong tục riêng, lịch sử riêng (1 điểm) , (nếu thiếu một trong ba yếu tố trừ 0,5 điểm, chỉ nêu được một yếu tố cho 0,25 điểm).
Câu 3: (1.5 điểm)
a. Nêu đúng tên bốn kiểu câu phân loại theo mục đích nói: câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật ( nêu đúng tên một kiểu câu được 0.25 điểm).
b. Câu phủ định: “Bộ phim ấy đâu có hay” dùng để phản bác một ý kiến, một nhận định (phủ định bác bỏ): 0,5 điểm .
Câu 4 (1 điểm)
- Học sinh đặt chính xác một câu nghi vấn dùng để thực hiện hành động bộc lộ cảm xúc được 0,5 điểm.
- Học sinh đặt chính xác một câu trần thuật dùng để thực hiện hành động điều khiển được 0,5 điểm.
Câu 5: Làm văn (5 điểm):
A. Yêu cầu chung
- HS nắm vững yêu cầu của bài nghị luận (giải thích) có kết hợp yếu tố miêu tả, yếu tố tự sự, biểu cảm.
- Bài viết có cảm xúc, thể hiện những nhận xét, đánh giá riêng của người viết.
- Bài viết có bố cục ba phần, luận điểm rõ ràng, luận cứ thuyết phục, lập luận chặt chẽ, lời văn chính xác, sinh động, có sự sáng tạo trong cách diễn đạt, sử dụng từ ngữ, lập luận…
B. Yêu cầu cụ thể
* Tiêu chí về nội dung: (4 điểm)
1. Mở bài (0, 5 điểm) .
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề : Việc học tập của học sinh hôm nay sẽ quyết định tương lai đất nước ngày mai
2. Thân bài (3 điểm)
a. Giải thích ý nghĩa lời dạy của Bác: Học sinh giải thích được các ý sau:
+ Thế nào là đất nước tươi đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu ?
Đất nước tươi đẹp: là một đất nước độc lập, giàu mạnh nhưng muốn giữ vững nền
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Công Minh
Dung lượng: 55,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)