Ks Văn 9 lần 3 Vĩnh Tường 2017-2018
Chia sẻ bởi Nguyễn Thiên Hương |
Ngày 11/10/2018 |
63
Chia sẻ tài liệu: Ks Văn 9 lần 3 Vĩnh Tường 2017-2018 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG
HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 3
NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Ngữ Văn 9
Câu 1: (2điểm)
a. (1đ)
Nhân vật “con bé” trong đoạn trích đã vi phạm phương châm lịch sự. Nó cố tình vi phạm như vậy vì không muốn dùng từ “ba” để gọi ông Sáu.
b. (1đ)
Câu văn có hàm ý:
- Cơm chín rồi!
Hàm ý là: Vô ăn cơm.
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
Câu 2: (3 điểm)
* Về hình thức (1đ)
- Viết đúng hình thức đoạn văn nghị luận xã hội, trình bày sạch đẹp.
- Trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch (câu chủ đề đứng đầu đoạn), trong đoạn văn có sử dụng phép nối để liên kết, gạch chân từ ngữ thể hiện phép liên kết đó.
* Về nội dung (2đ)
Học sinh có thể có lập luận khác nhau song cần làm rõ các ý:
- Giải thích: Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, là sự hy sinh, che chở, bao dung...mà mẹ dành cho con.
- Bình luận:
+ Có tình yêu thương, sống trong tình yêu thương của mẹ là niềm hạnh phúc nhất đối với mỗi con người.
+ Mẹ cho con sự sống, nuôi con lớn khôn, yêu thương che chở, dạy bảo con nên người. Mẹ là bến bờ bình yên để con nương tựa, là động lực để con vượt qua khó khăn, vấp ngã, đau buồn...(d/c)
(Người không may mắn sống thiếu tình thương của mẹ thật thiệt thòi, bất hạnh.
+ Trong thực tế, có những người mẹ vứt bỏ đứa con mang nặng đẻ đau, có những đứa con từ chối tình yêu thương của mẹ, thậm chí chà đạp lên tình cảm thiêng liêng ấy. (d/c)
+ Cần hiểu được ý nghĩa, vai trò tình mẹ, trân trọng gìn giữ, biết đón nhận, biết đền đáp. ( d/c)
Câu 3 (5 điểm)
* Về hình thức : viết đúng bài văn nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, có lập luận chặt chẽ. Trình bày sạch đẹp.
* Về nội dung :
I. Mở bài (0,25đ)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Cảm nhận khái quát về bài thơ.
II. Thân bài (0,25đ)
1. Khái quát: (0,25đ)
Mạch cảm xúc của bài thơ đi theo trình tự của cuộc vào lăng viếng Bác, từ khi nhà thơ đứng trước lăng đến khi cùng hoà vào dòng người vào lăng, rồi đứng ở trong lăng và khi ra về. Mạch cảm xúc ấy tạo nên bố cục tự nhiên , hợp lí.
2. Phân tích (4đ)
a. Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng (1đ)
- Tác giả đã mở đầu bằng câu thơ tự sự
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
+ Con và Bác là cách xưng hô ngọt ngào thân thương rất Nam Bộ. Nó thể hiện sự gần gũi, kính yêu đối với Bác.
+ Nhà thơ đã thay từ viếng bằng từ thăm để giảm nhẹ nỗi đau thương mà vẫn không che giấu được nỗi xúc động của cảnh từ biệt sinh li.
- Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là một dấu ấn đậm nét là hàng tre quanh lăng Bác: Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
+ Hình ảnh hàng tre trong sương đã khiến câu thơ vừa thực vừa ảo. Đến lăng Bác, nhà thơ lại gặp một hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê đất Việt: cây tre. Cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
+ Bão táp mưa sa là một thành ngữ mang tính ẩn dụ để chỉ sự khó khăn gian khổ. Nhưng dù khó khăn gian khổ đến mấy cây tre vẫn đứng thẳng hàng. Hình ảnh ẩn dụ này đã khẳng định tinh thần hiên ngang bất khuất, sức sống bền bỉ của dân tộc Việt Nam.
b. Cảm xúc của nhà thơ khi hoà cùng dòng người vào lăng (1đ)
- Hai câu thơ đầu:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác khi đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thiên Hương
Dung lượng: 588,35KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)