KS HSG Van9 vong 1(11-12)
Chia sẻ bởi TrUong Quang Khanh |
Ngày 12/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: KS HSG Van9 vong 1(11-12) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG
ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 LẦN 1
NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu1.
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“ Hằng năm cứ vào thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”
(Thanh Tịnh - Trích “Tôi đi học”)
Câu 2.
Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống chúng ta.
Hãy viết đoạn văn khoảng 300 từ trình bày những hiểu biết của em về vấn đề trên.
Câu 3:
Nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao cuộc sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số phận lại kết cục hết sức bi thương. Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng như: chiến tranh phong kiến, chế độ nam nữ bất bình đẳng trong xã hội cũ, sự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh).
Bằng hiểu biết của mình, em hãy phân tích, lí giải để thấy rõ đâu là đối tượng phê phán chính của tác giả.
…………………………………………
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM KS HSG LỚP 9 LẦN II
VĨNH TƯỜNG NĂM HỌC 2011-2012
Môn: NGỮ VĂN
Câu 1.
* Yêu cầu chung: Biết cách trình bày những cảm nhận của bản thân về một trích đoạn văn xuôi: phát hiện được những đặc sắc về nghệ thuật, nội dung, thể hiện được xúc cảm của người viết.
* Yêu cầu cụ thể: Học sinh cần trình bày được các ý cơ bản sau:
- Truyện ngắn “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh được in trong tập “ Quê mẹ” (1941). Bằng một ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả những kỷ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là tâm trạng bỡ ngỡ và những cảm giác mới mẻ của nhân vật tôi ngày đầu tiên đi học. Đoạn văn là dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”
- Dòng hồi tưởng được khơi gợi hết sức tự nhiên: “ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”. Những biến chuyển của đất trời cuối thu với lá rụng xao xác, “những đám mây bàng bạc”, trong sáng thường gợi cho lòng người những bâng khuâng hoài nhớ.
- Thời điểm cuối thu cũng là cũng là mùa tựu trường sau ba tháng hè. Cho nên không chỉ mùa thu gợi thương gợi nhớ những kỷ niệm trong sáng êm đềm mà ” mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã”. Hình ảnh đáng yêu ấy đã làm nhân vật “tôi” xúc động, nhớ về dĩ vãng. Nói cách khác, nhân vật đã nhìn thấy chính hình ảnh tuổi thơ của mình qua hình ảnh những đứa trẻ.
- Những từ láy “nao nức”, “ tưng bừng”, “ rộn rã” diễn tả những rung động tha thiết và vô cùng trẻ trung trong tâm hồn nhân vật bất chấp bao năm tháng đã đi qua. Điệp khúc “ Hằng năm …lòng tôi lại”, “ mỗi lần thấy …lòng tôi lại” diễn tả sức sống lâu bền của kỷ niệm. Hai chữ “ mơn man” đầy sức gợi cảm, thể hiện trạng thái êm ái, nhẹ nhàng trong tâm hồn nhân vật khi được sống trong ký ức tuổi thơ.
- Nhớ lại những kỷ niệm của buổi tựu trường, nhân vật “ tôi” nhớ lại:
+ Những cảm giác trong sáng để lại dấu ấn sâu đậm
VĨNH TƯỜNG
ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 LẦN 1
NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu1.
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“ Hằng năm cứ vào thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”
(Thanh Tịnh - Trích “Tôi đi học”)
Câu 2.
Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống chúng ta.
Hãy viết đoạn văn khoảng 300 từ trình bày những hiểu biết của em về vấn đề trên.
Câu 3:
Nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao cuộc sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số phận lại kết cục hết sức bi thương. Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng như: chiến tranh phong kiến, chế độ nam nữ bất bình đẳng trong xã hội cũ, sự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh).
Bằng hiểu biết của mình, em hãy phân tích, lí giải để thấy rõ đâu là đối tượng phê phán chính của tác giả.
…………………………………………
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM KS HSG LỚP 9 LẦN II
VĨNH TƯỜNG NĂM HỌC 2011-2012
Môn: NGỮ VĂN
Câu 1.
* Yêu cầu chung: Biết cách trình bày những cảm nhận của bản thân về một trích đoạn văn xuôi: phát hiện được những đặc sắc về nghệ thuật, nội dung, thể hiện được xúc cảm của người viết.
* Yêu cầu cụ thể: Học sinh cần trình bày được các ý cơ bản sau:
- Truyện ngắn “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh được in trong tập “ Quê mẹ” (1941). Bằng một ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả những kỷ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là tâm trạng bỡ ngỡ và những cảm giác mới mẻ của nhân vật tôi ngày đầu tiên đi học. Đoạn văn là dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”
- Dòng hồi tưởng được khơi gợi hết sức tự nhiên: “ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”. Những biến chuyển của đất trời cuối thu với lá rụng xao xác, “những đám mây bàng bạc”, trong sáng thường gợi cho lòng người những bâng khuâng hoài nhớ.
- Thời điểm cuối thu cũng là cũng là mùa tựu trường sau ba tháng hè. Cho nên không chỉ mùa thu gợi thương gợi nhớ những kỷ niệm trong sáng êm đềm mà ” mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã”. Hình ảnh đáng yêu ấy đã làm nhân vật “tôi” xúc động, nhớ về dĩ vãng. Nói cách khác, nhân vật đã nhìn thấy chính hình ảnh tuổi thơ của mình qua hình ảnh những đứa trẻ.
- Những từ láy “nao nức”, “ tưng bừng”, “ rộn rã” diễn tả những rung động tha thiết và vô cùng trẻ trung trong tâm hồn nhân vật bất chấp bao năm tháng đã đi qua. Điệp khúc “ Hằng năm …lòng tôi lại”, “ mỗi lần thấy …lòng tôi lại” diễn tả sức sống lâu bền của kỷ niệm. Hai chữ “ mơn man” đầy sức gợi cảm, thể hiện trạng thái êm ái, nhẹ nhàng trong tâm hồn nhân vật khi được sống trong ký ức tuổi thơ.
- Nhớ lại những kỷ niệm của buổi tựu trường, nhân vật “ tôi” nhớ lại:
+ Những cảm giác trong sáng để lại dấu ấn sâu đậm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: TrUong Quang Khanh
Dung lượng: 56,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)