KNSK_GIAI TOAN DONG HOC

Chia sẻ bởi Vũ Đình Hà | Ngày 14/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: KNSK_GIAI TOAN DONG HOC thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP ĐỘNG HỌC

A) ĐẶT VẤN ĐỀ.
3) Các phương pháp nghiên cứu:
a) Điều tra thực tế:
Vật lí là môn học tìm hiểu thế giới tự nhiên, lí thuyết vật lí chỉ là việc phản ánh lại bản chất của tự nhiên. Học sinh thường học thuộc lí thuyết mà không hiểu bản chất các khái niệm. Chẳng hạn, học sinh dễ dàng “thuộc” được phát biểu : “ lực làm biến đổi chuzayển động”. Nhưng thực chất, trong hầu hết tư duy của các học sinh luôn nghĩ rằng: lực là nguyên nhân gây ra chuyển động. Ngay cả học sinh có tư duy tốt cũng dễ bị nhầm lẫn khi chọn đáp án đúng trong bài vận dụng sau:
Ném một vật lên cao, khi rời khỏi tay vật tiếp tục chuyển động lên phía trên vì:
A. lực đẩy của tay B. quán tính của vật
C. lực hút của Trái Đất D. lực ma sát của không khí
Chuyển động là tính chất của tự thân vật đó, không có lực cũng có thể có chuyển động. Tương tự như thế, hàng loạt vấn đề của động học mà học sinh có thể phát biểu trôi chảy nhưng không hiểu bản chất.
Chương trình học cũng gây khó khăn với học sinh:
PPCT của vật lí 8 không có tiết bài tập, trong SGK và SBT cũng không có hướng dẫn về phương pháp giải bài tập. Học sinh là đối tượng đang “học”, cần có hướng dẫn mẫu để học sinh có cơ sở vận dụng theo. Tôi thực sự không hiểu tại sao sách bài tập vật lí lại không có hướng dẫn giải, khi học sinh chỉ được trang bị lí thuyết thuần túy thì việc làm bài tập sẽ là một gánh nặng.
b) Sưu tầm và nghiên cứu tài liệu.
c) Kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo các nhóm.
4) Biện pháp thực hiện.
a) Đối với giáo viên:
Chủ động, sáng tạo trong việc giảng dạy kiến thức, chú ý minh họa thực tiễn giúp các em sáng tỏ vấn đề.
Sưu tầm, phân loại bài tập sao cho phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh.
Phân bố thời gian hợp lí trong tiết học nhằm tranh thủ truyền đạt thêm kỹ năng làm bài tập vật lí cho các em.
b) Đối với học sinh:
Tăng cường kiểm tra, củng cố kiến thức trong từng phần của bài học bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Hướng dẫn một số bài tập cần thiết trước khi giao về nhà.
Học sinh cần tạo thói quen “ngẫm nghĩ” cho kỹ, cho hiểu các khái niệm mới ( tránh lối thuộc vẹt); chịu khó suy nghĩ về các công thức vật lí và chịu khó làm bài tập vận dụng.
5) Phạm vi áp dụng:
Bài tập về chuyển động cơ học tương đối đa dạng. Trong bài viết này chỉ phổ biến bốn dạng cơ bản thường gặp nhất.
Với hệ thống bài tập khá phong phú, có chọn lọc và có mức độ phân hóa cao; mỗi kiểu bài trình bày cụ thể một phương pháp; bằng cách đó, bài viết này có thể áp dụng cho đại trà các em học sinh tham khảo. Đặc biệt, đây là tài liệu thích hợp cho các bạn học sinh Khá, Giỏi tìm hiểu thêm về chuyển động.
B) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

Vì khó khăn lớn nhất của học sinh là làm các bài tập có tính toán, vận dụng và biến đổi công thức nên trong chuyên đề này tôi chỉ đề cập đến các bài toán định lượng. Tôi tạm chia thành bốn phần để hướng dẫn.

PHẦN 1:CÔNG THỨC VẬN TỐC.
Để giải được bài tập, yêu cầu chung là học sinh cần nắm vững lí thuyết, thuộc các công thức và có khả năng biến đổi tốt các liên hệ giữa các đại lượng. Trong phần này, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản sau:
+ Vận tốc v = S/t  S = v.t và t = S/v.
+ Hiểu các đại lượng trong công thức tính vận tốc và đơn vị của vận tốc.
Ví dụ, giải thích được vì sao 1m/s = 3,6km/h.
Các ví dụ mẫu:
Ví dụ 1.1: Đổi đơn vị đo .
1m/s = ………km/h.
1km/phút = ………km/h
36km/h = ………m/s
0,5cm/s = ………..m/h
Hướng dẫn:
+ GV chú ý cho học sinh biến đổi đơn vị ở cả “tử” ( quãng đường) và “mẫu” ( thời gian).
a) 1m/s =  b) 1km/phút = 
c) 18km/h = d) 0,5cm/s = 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Đình Hà
Dung lượng: 350,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)