Kinh nghiệm giúp học sinh học Từ vựng.
Chia sẻ bởi Phạm Công Đính |
Ngày 10/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: Kinh nghiệm giúp học sinh học Từ vựng. thuộc Tiếng Anh 6
Nội dung tài liệu:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Như chúng ta đều biết,những năm học qua là những năm mà toàn ngành giáo dục ta thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Ở các trường trung học cơ sở giáo viên dạy học sinh các môn học khác nhau trên cơ sở trang bị cho học sinh hệ thống những kỹ năng , kỹ xảo cần thiết, nhằm đào tạo đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có kỹ năng thực hành, năng động và sáng tạo …
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu:“Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN :
Như chúng ta đều biết bất cứ một thứ tiếng nào trên thế giới, muốn giao tiếp được với nó, đòi hỏi chúng ta phải có một vốn từ vựng nhất định, bởi vì từ vựng là một thành phần không thể thiếu được trong ngôn ngữ. Trong Tiếng Anh chúng ta không thể rèn luyện và phát triển bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh mà không dựa vào nền tảng của từ vựng.
Thật vậy, nếu không có số vốn từ cần thiết, các em sẽ không nghe được và hệ quả của nó là không nói được, đọc không được và viết cũng không xong, cho dù các em có nắm vững các mẫu câu.
Do vậy, việc giúp học sinh nắm vững các từ đã học để vận dụng vào việc rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viêt là việc làm rất quan trọng khiến tôi trăn trở và quyết định thực hiện đề tài :
“Kinh nghiệm giúp học sinh học tốt từ vựng” .
II. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu :
- Học sinh cấp THCS .
- Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu tài liệu, dự giờ đồng nghiệp, kiểm tra , đối chiếu , so sánh kết quả của học sinh.
III. Phạm vi áp dụng :
- Áp dụng cho các học sinh cấp THCS.
.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1.Vấn đề đặt ra:
Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải chủ động học tập bằng chính các hoạt động của mình trong các giờ chính khóa cũng như ngoại khóa..
Phương pháp chủ đạo trong dạy học ngoại ngữ của chúng ta là lồng ghép, nghĩa là từ mới cần được dạy trong ngữ cảnh, ngữ cảnh có thể là một bài đọc, một đoạn hội thoại hay một bài khoá. Tuy nhiên, suy cho cùng thì việc dạy và học ngoại ngữ vẫn là việc dạy từ mới như thế nào ? Dạy cấu trúc câu mới ra sao để học sinh biết cách sử dụng từ mới và cấu trúc mới trong giao tiếp bằng thứ tiếng mà các em được học.
Ngay từ đầu, giáo viên cần xem xét các thủ thuật khác nhau cho từng bước xử lý từ vựng trong các ngữ cảnh mới : gợi mở, dạy từ, kiểm tra và củng cố từ vựng.
- Có nên dạy tất cả những từ mới không ? Dạy bao nhiêu từ trong một tiết thì vừa?
- Dùng sẵn mẫu câu đã học hoặc sắp học để giới thiệu từ mới.
- Dùng tranh ảnh, dụng cụ trực quan để giới thiệu từ mới .
- Đảm bảo cho học sinh nắm được cấu trúc , vận dụng từ vựng vào cấu trúc để hoàn thiện chức năng giao tiếp, thiết lập mối quan hệ giữa cấu trúc mới và vốn từ đã có.
- Khắc sâu vốn từ trong trí nhớ của học sinh
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Như chúng ta đều biết,những năm học qua là những năm mà toàn ngành giáo dục ta thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Ở các trường trung học cơ sở giáo viên dạy học sinh các môn học khác nhau trên cơ sở trang bị cho học sinh hệ thống những kỹ năng , kỹ xảo cần thiết, nhằm đào tạo đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có kỹ năng thực hành, năng động và sáng tạo …
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu:“Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN :
Như chúng ta đều biết bất cứ một thứ tiếng nào trên thế giới, muốn giao tiếp được với nó, đòi hỏi chúng ta phải có một vốn từ vựng nhất định, bởi vì từ vựng là một thành phần không thể thiếu được trong ngôn ngữ. Trong Tiếng Anh chúng ta không thể rèn luyện và phát triển bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh mà không dựa vào nền tảng của từ vựng.
Thật vậy, nếu không có số vốn từ cần thiết, các em sẽ không nghe được và hệ quả của nó là không nói được, đọc không được và viết cũng không xong, cho dù các em có nắm vững các mẫu câu.
Do vậy, việc giúp học sinh nắm vững các từ đã học để vận dụng vào việc rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viêt là việc làm rất quan trọng khiến tôi trăn trở và quyết định thực hiện đề tài :
“Kinh nghiệm giúp học sinh học tốt từ vựng” .
II. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu :
- Học sinh cấp THCS .
- Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu tài liệu, dự giờ đồng nghiệp, kiểm tra , đối chiếu , so sánh kết quả của học sinh.
III. Phạm vi áp dụng :
- Áp dụng cho các học sinh cấp THCS.
.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1.Vấn đề đặt ra:
Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải chủ động học tập bằng chính các hoạt động của mình trong các giờ chính khóa cũng như ngoại khóa..
Phương pháp chủ đạo trong dạy học ngoại ngữ của chúng ta là lồng ghép, nghĩa là từ mới cần được dạy trong ngữ cảnh, ngữ cảnh có thể là một bài đọc, một đoạn hội thoại hay một bài khoá. Tuy nhiên, suy cho cùng thì việc dạy và học ngoại ngữ vẫn là việc dạy từ mới như thế nào ? Dạy cấu trúc câu mới ra sao để học sinh biết cách sử dụng từ mới và cấu trúc mới trong giao tiếp bằng thứ tiếng mà các em được học.
Ngay từ đầu, giáo viên cần xem xét các thủ thuật khác nhau cho từng bước xử lý từ vựng trong các ngữ cảnh mới : gợi mở, dạy từ, kiểm tra và củng cố từ vựng.
- Có nên dạy tất cả những từ mới không ? Dạy bao nhiêu từ trong một tiết thì vừa?
- Dùng sẵn mẫu câu đã học hoặc sắp học để giới thiệu từ mới.
- Dùng tranh ảnh, dụng cụ trực quan để giới thiệu từ mới .
- Đảm bảo cho học sinh nắm được cấu trúc , vận dụng từ vựng vào cấu trúc để hoàn thiện chức năng giao tiếp, thiết lập mối quan hệ giữa cấu trúc mới và vốn từ đã có.
- Khắc sâu vốn từ trong trí nhớ của học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Công Đính
Dung lượng: 347,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)