Kinh nghiệm để có thể trở thành một GV dạy giỏi
Chia sẻ bởi Nguyễn T Doan Trang |
Ngày 07/05/2019 |
25
Chia sẻ tài liệu: Kinh nghiệm để có thể trở thành một GV dạy giỏi thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Một số kinh nghiệm trong
Hoạt động dạy và học
Thực hiện chương trình dạy học: .
Chương trình dạy học là pháp lệnh của nhà nước do Bộ giáo dục ban hành. Người quản lý phải nắm vững và làm cho toàn thể giáo viên cùng nắm vững. Với tư cách là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm cao nhất hoạt động dạy và học trong nhà trường, người quản lý phải điều khiển hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò theo những yêu cầu, nội dung, hướng dẫn của chương trình dạy học. Sự nắm vững chương trình dạy học của người quản lý là một yêu cầu quan trọng để quản lý giáo viên thực hiện tốt chương trình dạy học.
Là việc chuẩn bị quan trọng nhất của giáo viên cho giờ lên lớp. Đồng thời với việc soạn bài là sự chuẩn bị đồ dùng dạy học, thí nghiệm, đó là hai loại công việc chủ yếu trước giờ lên lớp của giáo viên. Để chất lượng bài soạn đạt hiệu quả cần tiến hành một số công việc sau: . .
Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài căn cứ vào phân phối chương trình và những yêu cầu mới mà đề ra những bài phải soạn. Bài soạn phải đảm bảo ngắn gọn, đủ nội dung, đủ thông tin, phải có nội dung phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với đối tượng học sinh. Ban giám hiệu chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn phân công giáo viên thảo luận và soạn chung bài dạy cho từng khối. Các giáo viên tuỳ theo đối tượng học sinh lớp mình phụ trách bổ sung thêm vào nội dung bài dạy đã soạn chung cho phù hợp. .
*Yêu cầu của một giờ lên lớp: .
- Giáo viên đảm bảo yêu cầu kiến thức cơ bản, chính xác.
- Phương pháp giảng dạy phải phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh trong lớp. .
- Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để có hiệu quả cao nhất.
- Phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh ở cả bốn đối tượng: Giỏi, Khá, Trung Bình, Yếu. .
- Tuỳ bài mà học sinh được: Tự rút ra bài học, được hướng dẫn kĩ năng, thực hành, được liên hệ thực tế cuộc sống, được mở rộng kiến thức
- Khi kiểm tra học sinh cần có đánh giá, nhận xét cho điểm chính xác cần chú ý đến những đối tượng học sinh yếu có cố gắng vươn lên trong học tập để động viên khuyến khích các em kịp thời. . Để làm việc này, ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu ban hành những văn bản yêu cầu chung về giảng dạy và những yêu cầu đặc trưng riêng của từng bộ môn. .
Ví dụ: Môn Vật lý, Hoá học chú trọng việc cho học sinh được thực hành bằng thí nghiệm, quan sát vật chất để từ đó rút ra kết luận về các hiện tượng của tự nhiên… Môn Địa: Kĩ năng sử dụng bản đồ, atlat, vẽ biểu đồ, môn tập làm văn: Kĩ năng nói, kỹ năng viết…
c. Dự giờ - thăm lớp: . . Để nâng cao chất lượng giảng dạy, Ban giám hiệu cần có kế hoạch dự giờ theo kế hoạch, dự giờ đột xuất. Sau khi dự giờ, Ban giám hiệu phải có đánh giá nhận xét chính xác, chân tình có tính xây dựng, khuyến khích giáo viên phát triển được những mặt mạnh, những điển hình tốt, điều chỉnh những mặt còn hạn chế của giáo viên. .
Qua dự giờ, đánh giá giờ lên lớp một cách khách quan, trung thực, để từ đó có những biện pháp thích hợp, thực tế cho công tác quản lý giờ lên lớp của mình.
Chính vì việc dự giờ được tiến hành có kế hoạch, thường xuyên nên Ban giám hiệu đã phát hiện ra những giáo viên có năng lực, đồng thời kịp thời nhắc nhở, giúp đỡ các giáo viên còn non yếu về tay nghề vươn lên trong chuyên môn. .
d. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn: . Là một công việc không thể thiếu được trong nhà trường. Hàng tháng vào tuần thứ 2 và tuần thứ 4 sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ trưởng, nhóm trưởng lên chương trình và phân công công việc cho từng tổ viên. Ban giám hiệu phân công người cùng tham gia họp với các tổ chuyên môn. .
e. Đồ dùng dạy học và thí nghiệm thực hành: Ngay từ đầu năm học các tổ chuyên môn có tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học và tiết thực hành, xây dựng kế hoạch giảng dạy cho từng học kỳ và cả năm giáo viên thực hiện theo kế hoạch đó. Riêng các tiết dạy trên máy chiếu projectơ cần đăng ký trước 1 tuần để sắp xếp giờ dạy không bị chồng chéo.
Kết quả thông qua các tiết thực hành nhờ đồ dùng dạy học phong phú, giáo viên có điều kiện đổi mới phương pháp giảng dạy ở các bộ môn. Học sinh hứng thú học tập, chủ động tìm hiểu nội dung bài dưới sự hướng dẫn của thầy.
g. Bồi dưỡng mũi nhọn giáo viên dạy giỏi. .
Muốn đẩy mạnh phong trào dạy tốt thì điều quan trọng nhất là phải xây dựng được mũi nhọn về giáo viên. Muốn có giáo viên giỏi, Ban giám hiệu cần khuyến khích động viên giáo viên, nhất là giáo viên trẻ đăng ký danh hiệu thi đua các cấp và có kế hoạch bồi dưỡng để họ có hướng phấn đấu vươn lên. Tổ chức các hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức hội thi giáo viên giỏi, mạnh dạn đăng cai tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm để qua đó học hỏi rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng, nhằm xây dựng được đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong việc tìm tòi học hỏi để tạo được uy tín cao trong học sinh.
Bên cạnh đó một công việc không kém phần quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy là việc Ban giám hiệu khuyến khích tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ. Mỗi Thầy cô giáo đều coi việc học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề là quyền lợi và trách nhiệm của mình. Hiện nay chúng tôi có 5 giáo viên đi học sau Đại học.
h. Đoàn kết giúp đỡ nhau là yếu tố không thể thiếu được trong nhà trường. .
Ban giám hiệu rất coi trọng việc xây dựng một tập thể đoàn kết, nhất trí, thương yêu giúp đỡ nhau trong công tác và đời sống. Tập thể nhà trường luôn giữ được bầu không khí vui vẻ, thông cảm với nhau. Công đoàn là một tổ ấm gia đình, trong đó mọi thành viên đều chân tình cởi mở. Giáo viên luôn tìm thấy nguồn động viên khuyến khích của tập thể, yên tâm phấn đấu trong giảng dạy để vươn lên.
Với sự chỉ đạo sát sao và đúng hướng của ban giám hiệu như đã nêu ở trên, phong trào thi đua dạy tốt của trường diễn ra sôi nổi, năng lực chuyên môn của giáo viên được nâng lên rõ rệt và nhiều giáo viên luôn có ý thức học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó đã có tác dụng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng của học sinh trong hoạt động học.
2. Tổ chức tốt các hoạt động trong nhà trường:
Tổ chức thi đua theo các chủ điểm
Tập trung giáo giáo dục thái độ động cơ học tập, nêu gương…
Sau mỗi đợt thi đua đều có đánh giá tổng kết khen thưởng rút kinh nghiệm, tuyên dương…
- Hưởng ứng cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong năm học 2008 - 2009 nhà trường cùng với ĐTNCS Hồ Chí Minh đã thường xuyên tổ chức lao động làm đẹp cảnh quang của trường, đồng thời huy động hàng trăm ngày công tình nguyện lao động tu bổ, làm sạch nghĩa trang Liệt sĩ thị trấn Tiên Kỳ, trồng thêm cây cảnh tại nghĩa trang trị giá trên 3 triệu đồng, xây dựng 01 nhà tình nghĩa cho con Liệt sĩ tại thôn 3 xã Tiên Lộc trị giá 20.000.000 đồng. . - Nhằm khích lệ tinh thần ham học hỏi khuyến học khuyến tài, Ban giám hiệu còn cấp học bổng cho học sinh học giỏi, học sinh nghèo học giỏi, học sinh nghèo thường xuyên trong năm học bằng nhiều ngồn kinh phí. Trong năm học 2008 - 2009 nhà trường cũng đã huy động được 100.000.000 đồng từ các nguồn để cấp học bổng cho các em học sinh giỏi, nghèo vượt khó học giỏi và học sinh nghèo.
+ Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi tạo nên phong trào thi đua dạy tốt -học tốt sôi nổi trong toàn trường. .
+ Tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất, trường đã tiến hành dạy nâng cao cho học sinh khá giỏi và phụ đạo cho học sinh yếu kém ở các khối lớp để nâng cao chất lượng. . + Tập trung xây dựng phòng TNTH để giảng dạy thực hành cho học sinh, hiện nay trường có 02 phòng thí nghiệm Hóa, Lý đã đưa vào giảng dạy. .
+ Xây dựng trang web, hòm thư điện tử giúp học sinh trao đổi thông tin, giúp nhau trong học tập. . + Xây dựng 02 phòng vi tính và kết nối Internet phục vụ cho việc học tập và truy cập thông tin cho học sinh, đồng thời trường cũng kết nối Internet 02 máy tại thư viện dành cho giáo viên trong vấn đề truy cập thông tin nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn phục vụ công tác giảng dạy; tại các phòng làm việc của Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, Bí thư ĐTNCS Hồ Chí Minh, kế toán, nhân viên kỷ thuật hệ thống máy vi tính đều được nối mạng phục vụ cho công tác quản lý và giải quyết công tác văn phòng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của trường. .
+ Thành lập ban chỉ đạo ôn thi tốt nghiêp ngay sau khi kết thúc học kỳ I.
+ Khen thưởng và phát thưởng kịp thời cho em học sinh đạt điểm cao trong 3 kỳ thi tuyển sinh 10 vào trường, mức thưởng như đề án tuyển sinh, tổng kinh phí khen thưởng 7.800.000đ. .
+ Khen thưởng cho 06 học sinh xuất sắc nhất của 03 trường THCS Lý Tự Trọng, THCS Lê Thị Hồng Gấm, THCS Nguyễn Trãi khi đăng ký tuyển sinh vào lớp 10 tại trường, mỗi em 300.000 đồng. ( 1.800.000 đồng). .
+ Khen thưởng cho học sinh đạt danh hiệu khá, giỏi năm học 2006 - 2007, năm học 2007 - 2008 và năm học 2008 - 2009 tổng kinh phí khen thưởng trên 145.000.000 đồng. .
3. Kết quả: . .
Với những biện pháp nêu trên, Ban giám hiệu đã từng bước đưa chất lượng học tập của học sinh ngày một nâng cao và đã vượt so với yêu cầu chung, thể hiện ở các kết sau đây: . + Chất lượng học tập của học sinh được nâng lên, nếu năm học 2005 - 2006 số lượng học sinh khá giỏi 65 em, tỉ lệ 5.8% thì năm học 2006 - 2007 số lượng học sinh khá giỏi là 129 em, tỉ lệ : 10,2%; năm học 2007 - 2008 có 161 em khá giỏi, tỉ lệ 12,8%. Trong năm học 2008 - 2009, toàn trường có 197 em học sinh khá giỏi, tỉ lệ 14,8%. Như vậy, từ khi nhà trường thực hiện đề án tuyển sinh, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt, so với năm học 2005 - 2006 tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng 9.0%. .
Trong ba năm học qua, nhà trường luôn chú trọng công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh:
+ Tổ chức cho học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh có 10 học sinh đạt giải, trong đó có 1 giải nhì quốc gia. + Thi thuyết trình văn học cả 3 năm đều có 3 em đạt giải, 01 giải giải toán trên máy tính bỏ túi. .
+ Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp năm 2006 - 2007 đỗ 71.5%, năm 2007 - 2008 đỗ 78.5%, năm 2008 - 2009 đỗ 94,7%. Trong năm học này có 01 học sinh thủ khoa trong kỳ thi TNTHPT. .
+ Đặc biệt một điều đáng ghi nhận là trong các năm 2005 - 2006 trở về trước không có học sinh đỗ vào các trường đại học, nhưng từ năm học 2006 - 2007 có 10 em đỗ đại học, năm 2007 - 2008 có 16 em đỗ đại học, tỷ lệ đỗ đại học cao đẳng THCN năm này lên đến 22,5%,
- Chất lượng đạo đức - hoạt động ngoài giờ lên lớp.
+ Không có học sinh vi phạm các tệ nạn xã hội. + Không có học sinh vi phạm các vụ việc lớn. . + Sở dĩ trường không những thực hiện tốt được những chỉ tiêu về học tập và đạo đức đề ra, mà lại nâng cao hơn nữa chất lượng học sinh giỏi và đạo đức tốt, từng bước nâng cao uy tín dạy tốt và học tốt là do ban giám hiệu nhà trường đã có những biện pháp quản lý tốt phù hợp với yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay. . + Trong đó thành công nhất là hội thảo chuyên đề về công tác chủ nhiệm.
II. Kết luận chung. .
1. Kết luận: .
Để có được hiệu quả về chất lượng giáo dục và giảng dạy trong nhà trường, ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu phải tìm hiểu và nắm vững tình hình đạo đức, trình độ văn hoá, hoàn cảnh gia đình, môi trường xã hội nơi trường đóng. Đó vừa là điều kiện, vừa là biện pháp không thể thiếu để dạy học có hiệu quả. Từ đó Ban giám hiệu đánh giá kết qủa giáo dục, điều chỉnh các tác động sư phạm. Đây là một việc làm cần thiết, thường xuyên của người giáo viên và người lãnh đạo của nhà trường. .
Tiếp đó Ban giám hiệu cùng tổ trưởng, ĐTN phân tích, tổng hợp tình hình toàn diện và nhận định, đánh gía tình hình của cả trường. Việc phân tích một cách sâu sắc, khách quan tình hình học tập và rèn luyện là cơ sở để rút ra những kết luận trong việc lựa chọn những phương pháp, hình thức tiến hành các hoạt động giáo dục có kết quả tốt hơn. .
Sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hợp lý là vấn đề rất quan trọng mà Ban giám hiệu phải quan tâm. Nó quyết định đến kết quả thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường:
Xây dựng mạng lưới cốt cán từ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, BCS lớp v.v…đáp ứng được công việc.
Thực hiện lịch họp liên tịch mở rộng gồm Ban giám hiệu, ban chấp hành công đoàn, BT ĐTN với tổ trưởng chuyên môn 1 tháng 1 lần để sơ kết công tác giảng dạy của thầy và học tập cuả trò trong tháng trước từ đó đề ra kế hoạch cho tháng tới.
2. Những bài học kinh nghiệm: .
Ban giám hiệu cần chỉ đạo nâng cao hơn nữa chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn: Trao đổi bài khó trong tuần, phân công giáo viên có khả năng phụ trách môn từng khối lớp, bàn về đổi mới phương pháp dạy học. .
Đồ dùng học tập là một phương tiện không thể thiếu được để giúp giáo viên dạy tốt. Hầu hết các trường không đủ đồ dùng dạy học để phục vụ giảng dạy. Vì vậy Ban giám hiệu cần phát động trong giáo viên phong trào tự làm đồ dùng hoặc sưu tầm qua các đợt thi giáo viện dạy giỏi cấp trường. Hoạt động giáo dục là một quá trình tổ chức hoạt động phức tạp.
Nó bao gồm tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Sự hình thành nhân cách của học sinh không thể tách rời sự tham gia các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động xã hội. Tuy vậy nổi bật lên tất cả vẫn là hai hoạt động chính của nhà trường: Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Nó là cơ sở của các hoạt động giáo dục khác của nhà trường. . Người quản lý trong mỗi nhà trường phải chuyên tâm, say sưa trong công việc quản lý các hoạt động này để đạt tới hiệu quả cao nhất. Muốn vậy đòi hỏi người quản lý phải không ngừng học hỏi và rèn luyện. .
Biện pháp quản lý hoạt động dạy và học trong trường là một công việc rất quan trọng, phải được soi sáng bằng lý luận của khoa học giáo dục, phải được Ban giám hiệu vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong thực tế trường mình thì mới đạt kết quả tốt.
III. Những kiến nghị: .
- Đề nghị Sở có kế hoạch đào tạo các giáo viên thiết bị có đầy đủ nghiệp vụ để làm tốt công tác thiết bị trường học và chế độ đối với đội ngũ giáo viên thiết bị như một giáo viên đứng lớp.
- Đề nghị Sở quan tâm đầu tư xây dựng cho trường 1 thư viện đảm bảo quy cách để phục vụ tốt hơn nữa việc nghiên cứu và học tập của Thầy và trò. . - Việc xây dựng phòng thí nghiệm thực hành cần có 1 mô hình chung phù hợp và sử dụng hiệu quả. .
- Hiện nay phần lớn các trường công trình vệ sinh chưa đảm bảo phục vụ tốt cho học sinh. Vậy đề nghị Sở tham mưu với tỉnh cho mỗi trường 1 biên chế lao công để chuyên lo về vấn đề này ở các trường học. .
- Về luân chuyển giáo viên Sở nên tôn trọng những ý kiến của các trường trước khi cho luân chuyển. . Xin trân trọng cảm ơn hội nghị đã lắng nghe. Kính chúc quý vị đại biểu sức khoẻ, chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
Hoạt động dạy và học
Thực hiện chương trình dạy học: .
Chương trình dạy học là pháp lệnh của nhà nước do Bộ giáo dục ban hành. Người quản lý phải nắm vững và làm cho toàn thể giáo viên cùng nắm vững. Với tư cách là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm cao nhất hoạt động dạy và học trong nhà trường, người quản lý phải điều khiển hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò theo những yêu cầu, nội dung, hướng dẫn của chương trình dạy học. Sự nắm vững chương trình dạy học của người quản lý là một yêu cầu quan trọng để quản lý giáo viên thực hiện tốt chương trình dạy học.
Là việc chuẩn bị quan trọng nhất của giáo viên cho giờ lên lớp. Đồng thời với việc soạn bài là sự chuẩn bị đồ dùng dạy học, thí nghiệm, đó là hai loại công việc chủ yếu trước giờ lên lớp của giáo viên. Để chất lượng bài soạn đạt hiệu quả cần tiến hành một số công việc sau: . .
Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài căn cứ vào phân phối chương trình và những yêu cầu mới mà đề ra những bài phải soạn. Bài soạn phải đảm bảo ngắn gọn, đủ nội dung, đủ thông tin, phải có nội dung phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với đối tượng học sinh. Ban giám hiệu chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn phân công giáo viên thảo luận và soạn chung bài dạy cho từng khối. Các giáo viên tuỳ theo đối tượng học sinh lớp mình phụ trách bổ sung thêm vào nội dung bài dạy đã soạn chung cho phù hợp. .
*Yêu cầu của một giờ lên lớp: .
- Giáo viên đảm bảo yêu cầu kiến thức cơ bản, chính xác.
- Phương pháp giảng dạy phải phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh trong lớp. .
- Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để có hiệu quả cao nhất.
- Phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh ở cả bốn đối tượng: Giỏi, Khá, Trung Bình, Yếu. .
- Tuỳ bài mà học sinh được: Tự rút ra bài học, được hướng dẫn kĩ năng, thực hành, được liên hệ thực tế cuộc sống, được mở rộng kiến thức
- Khi kiểm tra học sinh cần có đánh giá, nhận xét cho điểm chính xác cần chú ý đến những đối tượng học sinh yếu có cố gắng vươn lên trong học tập để động viên khuyến khích các em kịp thời. . Để làm việc này, ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu ban hành những văn bản yêu cầu chung về giảng dạy và những yêu cầu đặc trưng riêng của từng bộ môn. .
Ví dụ: Môn Vật lý, Hoá học chú trọng việc cho học sinh được thực hành bằng thí nghiệm, quan sát vật chất để từ đó rút ra kết luận về các hiện tượng của tự nhiên… Môn Địa: Kĩ năng sử dụng bản đồ, atlat, vẽ biểu đồ, môn tập làm văn: Kĩ năng nói, kỹ năng viết…
c. Dự giờ - thăm lớp: . . Để nâng cao chất lượng giảng dạy, Ban giám hiệu cần có kế hoạch dự giờ theo kế hoạch, dự giờ đột xuất. Sau khi dự giờ, Ban giám hiệu phải có đánh giá nhận xét chính xác, chân tình có tính xây dựng, khuyến khích giáo viên phát triển được những mặt mạnh, những điển hình tốt, điều chỉnh những mặt còn hạn chế của giáo viên. .
Qua dự giờ, đánh giá giờ lên lớp một cách khách quan, trung thực, để từ đó có những biện pháp thích hợp, thực tế cho công tác quản lý giờ lên lớp của mình.
Chính vì việc dự giờ được tiến hành có kế hoạch, thường xuyên nên Ban giám hiệu đã phát hiện ra những giáo viên có năng lực, đồng thời kịp thời nhắc nhở, giúp đỡ các giáo viên còn non yếu về tay nghề vươn lên trong chuyên môn. .
d. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn: . Là một công việc không thể thiếu được trong nhà trường. Hàng tháng vào tuần thứ 2 và tuần thứ 4 sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ trưởng, nhóm trưởng lên chương trình và phân công công việc cho từng tổ viên. Ban giám hiệu phân công người cùng tham gia họp với các tổ chuyên môn. .
e. Đồ dùng dạy học và thí nghiệm thực hành: Ngay từ đầu năm học các tổ chuyên môn có tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học và tiết thực hành, xây dựng kế hoạch giảng dạy cho từng học kỳ và cả năm giáo viên thực hiện theo kế hoạch đó. Riêng các tiết dạy trên máy chiếu projectơ cần đăng ký trước 1 tuần để sắp xếp giờ dạy không bị chồng chéo.
Kết quả thông qua các tiết thực hành nhờ đồ dùng dạy học phong phú, giáo viên có điều kiện đổi mới phương pháp giảng dạy ở các bộ môn. Học sinh hứng thú học tập, chủ động tìm hiểu nội dung bài dưới sự hướng dẫn của thầy.
g. Bồi dưỡng mũi nhọn giáo viên dạy giỏi. .
Muốn đẩy mạnh phong trào dạy tốt thì điều quan trọng nhất là phải xây dựng được mũi nhọn về giáo viên. Muốn có giáo viên giỏi, Ban giám hiệu cần khuyến khích động viên giáo viên, nhất là giáo viên trẻ đăng ký danh hiệu thi đua các cấp và có kế hoạch bồi dưỡng để họ có hướng phấn đấu vươn lên. Tổ chức các hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức hội thi giáo viên giỏi, mạnh dạn đăng cai tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm để qua đó học hỏi rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng, nhằm xây dựng được đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong việc tìm tòi học hỏi để tạo được uy tín cao trong học sinh.
Bên cạnh đó một công việc không kém phần quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy là việc Ban giám hiệu khuyến khích tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ. Mỗi Thầy cô giáo đều coi việc học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề là quyền lợi và trách nhiệm của mình. Hiện nay chúng tôi có 5 giáo viên đi học sau Đại học.
h. Đoàn kết giúp đỡ nhau là yếu tố không thể thiếu được trong nhà trường. .
Ban giám hiệu rất coi trọng việc xây dựng một tập thể đoàn kết, nhất trí, thương yêu giúp đỡ nhau trong công tác và đời sống. Tập thể nhà trường luôn giữ được bầu không khí vui vẻ, thông cảm với nhau. Công đoàn là một tổ ấm gia đình, trong đó mọi thành viên đều chân tình cởi mở. Giáo viên luôn tìm thấy nguồn động viên khuyến khích của tập thể, yên tâm phấn đấu trong giảng dạy để vươn lên.
Với sự chỉ đạo sát sao và đúng hướng của ban giám hiệu như đã nêu ở trên, phong trào thi đua dạy tốt của trường diễn ra sôi nổi, năng lực chuyên môn của giáo viên được nâng lên rõ rệt và nhiều giáo viên luôn có ý thức học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó đã có tác dụng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng của học sinh trong hoạt động học.
2. Tổ chức tốt các hoạt động trong nhà trường:
Tổ chức thi đua theo các chủ điểm
Tập trung giáo giáo dục thái độ động cơ học tập, nêu gương…
Sau mỗi đợt thi đua đều có đánh giá tổng kết khen thưởng rút kinh nghiệm, tuyên dương…
- Hưởng ứng cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong năm học 2008 - 2009 nhà trường cùng với ĐTNCS Hồ Chí Minh đã thường xuyên tổ chức lao động làm đẹp cảnh quang của trường, đồng thời huy động hàng trăm ngày công tình nguyện lao động tu bổ, làm sạch nghĩa trang Liệt sĩ thị trấn Tiên Kỳ, trồng thêm cây cảnh tại nghĩa trang trị giá trên 3 triệu đồng, xây dựng 01 nhà tình nghĩa cho con Liệt sĩ tại thôn 3 xã Tiên Lộc trị giá 20.000.000 đồng. . - Nhằm khích lệ tinh thần ham học hỏi khuyến học khuyến tài, Ban giám hiệu còn cấp học bổng cho học sinh học giỏi, học sinh nghèo học giỏi, học sinh nghèo thường xuyên trong năm học bằng nhiều ngồn kinh phí. Trong năm học 2008 - 2009 nhà trường cũng đã huy động được 100.000.000 đồng từ các nguồn để cấp học bổng cho các em học sinh giỏi, nghèo vượt khó học giỏi và học sinh nghèo.
+ Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi tạo nên phong trào thi đua dạy tốt -học tốt sôi nổi trong toàn trường. .
+ Tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất, trường đã tiến hành dạy nâng cao cho học sinh khá giỏi và phụ đạo cho học sinh yếu kém ở các khối lớp để nâng cao chất lượng. . + Tập trung xây dựng phòng TNTH để giảng dạy thực hành cho học sinh, hiện nay trường có 02 phòng thí nghiệm Hóa, Lý đã đưa vào giảng dạy. .
+ Xây dựng trang web, hòm thư điện tử giúp học sinh trao đổi thông tin, giúp nhau trong học tập. . + Xây dựng 02 phòng vi tính và kết nối Internet phục vụ cho việc học tập và truy cập thông tin cho học sinh, đồng thời trường cũng kết nối Internet 02 máy tại thư viện dành cho giáo viên trong vấn đề truy cập thông tin nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn phục vụ công tác giảng dạy; tại các phòng làm việc của Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, Bí thư ĐTNCS Hồ Chí Minh, kế toán, nhân viên kỷ thuật hệ thống máy vi tính đều được nối mạng phục vụ cho công tác quản lý và giải quyết công tác văn phòng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của trường. .
+ Thành lập ban chỉ đạo ôn thi tốt nghiêp ngay sau khi kết thúc học kỳ I.
+ Khen thưởng và phát thưởng kịp thời cho em học sinh đạt điểm cao trong 3 kỳ thi tuyển sinh 10 vào trường, mức thưởng như đề án tuyển sinh, tổng kinh phí khen thưởng 7.800.000đ. .
+ Khen thưởng cho 06 học sinh xuất sắc nhất của 03 trường THCS Lý Tự Trọng, THCS Lê Thị Hồng Gấm, THCS Nguyễn Trãi khi đăng ký tuyển sinh vào lớp 10 tại trường, mỗi em 300.000 đồng. ( 1.800.000 đồng). .
+ Khen thưởng cho học sinh đạt danh hiệu khá, giỏi năm học 2006 - 2007, năm học 2007 - 2008 và năm học 2008 - 2009 tổng kinh phí khen thưởng trên 145.000.000 đồng. .
3. Kết quả: . .
Với những biện pháp nêu trên, Ban giám hiệu đã từng bước đưa chất lượng học tập của học sinh ngày một nâng cao và đã vượt so với yêu cầu chung, thể hiện ở các kết sau đây: . + Chất lượng học tập của học sinh được nâng lên, nếu năm học 2005 - 2006 số lượng học sinh khá giỏi 65 em, tỉ lệ 5.8% thì năm học 2006 - 2007 số lượng học sinh khá giỏi là 129 em, tỉ lệ : 10,2%; năm học 2007 - 2008 có 161 em khá giỏi, tỉ lệ 12,8%. Trong năm học 2008 - 2009, toàn trường có 197 em học sinh khá giỏi, tỉ lệ 14,8%. Như vậy, từ khi nhà trường thực hiện đề án tuyển sinh, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt, so với năm học 2005 - 2006 tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng 9.0%. .
Trong ba năm học qua, nhà trường luôn chú trọng công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh:
+ Tổ chức cho học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh có 10 học sinh đạt giải, trong đó có 1 giải nhì quốc gia. + Thi thuyết trình văn học cả 3 năm đều có 3 em đạt giải, 01 giải giải toán trên máy tính bỏ túi. .
+ Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp năm 2006 - 2007 đỗ 71.5%, năm 2007 - 2008 đỗ 78.5%, năm 2008 - 2009 đỗ 94,7%. Trong năm học này có 01 học sinh thủ khoa trong kỳ thi TNTHPT. .
+ Đặc biệt một điều đáng ghi nhận là trong các năm 2005 - 2006 trở về trước không có học sinh đỗ vào các trường đại học, nhưng từ năm học 2006 - 2007 có 10 em đỗ đại học, năm 2007 - 2008 có 16 em đỗ đại học, tỷ lệ đỗ đại học cao đẳng THCN năm này lên đến 22,5%,
- Chất lượng đạo đức - hoạt động ngoài giờ lên lớp.
+ Không có học sinh vi phạm các tệ nạn xã hội. + Không có học sinh vi phạm các vụ việc lớn. . + Sở dĩ trường không những thực hiện tốt được những chỉ tiêu về học tập và đạo đức đề ra, mà lại nâng cao hơn nữa chất lượng học sinh giỏi và đạo đức tốt, từng bước nâng cao uy tín dạy tốt và học tốt là do ban giám hiệu nhà trường đã có những biện pháp quản lý tốt phù hợp với yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay. . + Trong đó thành công nhất là hội thảo chuyên đề về công tác chủ nhiệm.
II. Kết luận chung. .
1. Kết luận: .
Để có được hiệu quả về chất lượng giáo dục và giảng dạy trong nhà trường, ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu phải tìm hiểu và nắm vững tình hình đạo đức, trình độ văn hoá, hoàn cảnh gia đình, môi trường xã hội nơi trường đóng. Đó vừa là điều kiện, vừa là biện pháp không thể thiếu để dạy học có hiệu quả. Từ đó Ban giám hiệu đánh giá kết qủa giáo dục, điều chỉnh các tác động sư phạm. Đây là một việc làm cần thiết, thường xuyên của người giáo viên và người lãnh đạo của nhà trường. .
Tiếp đó Ban giám hiệu cùng tổ trưởng, ĐTN phân tích, tổng hợp tình hình toàn diện và nhận định, đánh gía tình hình của cả trường. Việc phân tích một cách sâu sắc, khách quan tình hình học tập và rèn luyện là cơ sở để rút ra những kết luận trong việc lựa chọn những phương pháp, hình thức tiến hành các hoạt động giáo dục có kết quả tốt hơn. .
Sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hợp lý là vấn đề rất quan trọng mà Ban giám hiệu phải quan tâm. Nó quyết định đến kết quả thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường:
Xây dựng mạng lưới cốt cán từ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, BCS lớp v.v…đáp ứng được công việc.
Thực hiện lịch họp liên tịch mở rộng gồm Ban giám hiệu, ban chấp hành công đoàn, BT ĐTN với tổ trưởng chuyên môn 1 tháng 1 lần để sơ kết công tác giảng dạy của thầy và học tập cuả trò trong tháng trước từ đó đề ra kế hoạch cho tháng tới.
2. Những bài học kinh nghiệm: .
Ban giám hiệu cần chỉ đạo nâng cao hơn nữa chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn: Trao đổi bài khó trong tuần, phân công giáo viên có khả năng phụ trách môn từng khối lớp, bàn về đổi mới phương pháp dạy học. .
Đồ dùng học tập là một phương tiện không thể thiếu được để giúp giáo viên dạy tốt. Hầu hết các trường không đủ đồ dùng dạy học để phục vụ giảng dạy. Vì vậy Ban giám hiệu cần phát động trong giáo viên phong trào tự làm đồ dùng hoặc sưu tầm qua các đợt thi giáo viện dạy giỏi cấp trường. Hoạt động giáo dục là một quá trình tổ chức hoạt động phức tạp.
Nó bao gồm tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Sự hình thành nhân cách của học sinh không thể tách rời sự tham gia các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động xã hội. Tuy vậy nổi bật lên tất cả vẫn là hai hoạt động chính của nhà trường: Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Nó là cơ sở của các hoạt động giáo dục khác của nhà trường. . Người quản lý trong mỗi nhà trường phải chuyên tâm, say sưa trong công việc quản lý các hoạt động này để đạt tới hiệu quả cao nhất. Muốn vậy đòi hỏi người quản lý phải không ngừng học hỏi và rèn luyện. .
Biện pháp quản lý hoạt động dạy và học trong trường là một công việc rất quan trọng, phải được soi sáng bằng lý luận của khoa học giáo dục, phải được Ban giám hiệu vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong thực tế trường mình thì mới đạt kết quả tốt.
III. Những kiến nghị: .
- Đề nghị Sở có kế hoạch đào tạo các giáo viên thiết bị có đầy đủ nghiệp vụ để làm tốt công tác thiết bị trường học và chế độ đối với đội ngũ giáo viên thiết bị như một giáo viên đứng lớp.
- Đề nghị Sở quan tâm đầu tư xây dựng cho trường 1 thư viện đảm bảo quy cách để phục vụ tốt hơn nữa việc nghiên cứu và học tập của Thầy và trò. . - Việc xây dựng phòng thí nghiệm thực hành cần có 1 mô hình chung phù hợp và sử dụng hiệu quả. .
- Hiện nay phần lớn các trường công trình vệ sinh chưa đảm bảo phục vụ tốt cho học sinh. Vậy đề nghị Sở tham mưu với tỉnh cho mỗi trường 1 biên chế lao công để chuyên lo về vấn đề này ở các trường học. .
- Về luân chuyển giáo viên Sở nên tôn trọng những ý kiến của các trường trước khi cho luân chuyển. . Xin trân trọng cảm ơn hội nghị đã lắng nghe. Kính chúc quý vị đại biểu sức khoẻ, chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn T Doan Trang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)