Kinh nghiệm dạy tập làm văn lớp 4 - 5
Chia sẻ bởi Dương Thuyết Giang |
Ngày 11/10/2018 |
118
Chia sẻ tài liệu: kinh nghiệm dạy tập làm văn lớp 4 - 5 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ
TẬP LÀM VĂN LỚP 4, 5
Búng Tàu, ngày 17 tháng 01 năm 2013
CHUYÊN ĐỀ TẬP LÀM VĂN LỚP 4 – 5
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY HỌC
PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4 – 5
(Loại bài văn miêu tả)
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tập làm văn là môn học có tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo: là môn tổng hợp cao nhất của tất cả các phân môn Tiếng Việt như: Tập đọc, Chính tả, Từ ngữ, Ngữ pháp… Trên cơ sở nắm lý thuyết học sinh sẽ thực hành và rèn luyện kỹ năng, hình thành phương pháp làm bài có tính khoa học với từng thể loại làm văn.
Là phân môn của Tiếng Việt, Tập làm văn có vai trò rất quan trọng trong việc trau dồi và rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh: Ngôn ngữ nói và ngôn ngũ viết. Vì chẳng những giúp học sinh cảm thụ được văn bản (thơ, văn…) mà Tập làm văn còn làm nẩy sinh năng lực mới của các em: Năng lực sáng tạo văn bản nói, viết để làm công cụ tư duy, giao tiếp, học tập…góp phần phong phú thêm kiến thức về tiếng mẹ đẻ của học sinh…
Vị trí, tác dụng của môn Tập làm văn như thế đòi hỏi người giáo viên vận dụng những phương pháp giảng dạy Tập làm văn phù hợp để đạt hiệu quả cao.
Vậy, để giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 4, 5 (loại bài văn miêu tả) đạt kết quả cao cần có những giải pháp nào? Trước tiên, cần tìm hiểu về thực trang việc dạy và học Tập làm văn của giáo viên, học sinh.
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
- Học sinh đã có vốn từ nhất định được trang bị trên cơ sở của phân môn luyện từ và câu (mở rộng vốn từ qua các chủ điểm đa được học) cùng với vốn kinh nghiệm sống của bản thân.
- Bước đầu học sinh đã được làm quen với phép so sánh, nhân hóa ở các lớp 2, 3, từ láy ở lớp 4. Đó là những tiền đề thuận lợi để viết văn miêu tả.
2. Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát:
Quan sát theo trình tự từ xa tới gần, từ trong ra ngoài, từ tổng quát đến cụ thể. Ghi chép những điều đã quan sát được. Tổ chức cho học sinh quan sát cụ thể đối tượng tả. Có thể hướng dẫn quan sát theo nhiều hình thức: quan sát trực tiếp đối tượng (sân trường), quan sát ở nhà, ghi chép (ngôi nhà em đang ở), quan sát qua phim ảnh (cảnh biển buổi sáng)…
3. Chọn đề tài gần gũi, quen thuộc đối với học sinh:
- Học sinh tiểu học việc hình dung để viết bài văn là rất khó. Các em phải được trực tiếp quan sát đối tượng cần miêu tả thì các em mới có thể hình dung lại mà viết. Đặc biệt là học sinh yếu, những đề tài tương đối xa lạ là điều cần tránh. Đối với học sinh yếu, vốn Tiếng việt còn hạn chế mà giáo viên lại yêu cầu học sinh hình dung, đặt câu, viết một bài văn miêu tả một đối tượng các em chưa nhìn thây bao giờ thì đúng là điều quá sức các em.
- Ví dụ: Đề bài trong SGK Tiếng việt lớp 5 tập 2 trang 134: Tả một khu vui chơi mà em thích. Với những đề bài như thế này, giáo viên mạnh dạn thay bằng đề bài khác.
- Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không cho học sinh phát huy trí tưởng tượng của mình. Trong một lớp học luôn có nhiều đối tượng học sinh (Như đã nói ở phần đặc điểm tình hình học sinh). Khi ra đề cho học sinh, người thầy luôn tạo cho các em quyền lựa chọn bằng cách ra nhiều đề (từ 2 đến 4 đề bài) để các đối tượng học sinh trong lớp đều có tự do chọn đề bài, tránh sự áp đặt. Ra đề cho học sinh làm bài kiểm tra viết, giáo viên chọn ba đề sau:
+ Tả một người bạn thân trong gia đình
+ Tả một người bạn trong lớp hoặc một người bạn gần nhà em.
+Tả một ca sĩ đang biểu diễn mà em thích.
- Với ba đề bài ter6n, các em học sinh có thể chọn đối tượng tả là một nhân vật quen thuộc, gần gũi. Nhưng với một vài học sinh khác, các em cũng có thể chọn ca sĩ đang biểu diễn với rất nhiều chi tiết sống động mà các em có dịp quan sát qua các đem xem biểu diễn ca nhạc.
4. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý:
Đây là một việc làm khó. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lập dàn ý trước khi làm một bài văn hoàn chỉnh. Có thể lập được dàn bài thì mới có thể tìm ý, sắp xếp ý, viết thành một bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng, ý văn trong sáng.
5. Sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu:
- Gợi ý cho học sinh khá, giỏi làm bài, trình bày câu văn, đoạn văn.Cả lớp theo dõi, nhận xét, giáo viên chốt lại và cho học sinh phát biểu. Nhưng điểm mấu chốt là giáo viên phải chú ý từng đối tượng học sinh, sửa cho từng em, động viên sự sáng tạo của các em dù là rất nhỏ.
- Dựa trên một đề văn cụ thể, giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học về đề văn đó để làm nhiều bài khác nhau, nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu.
- Ví dụ: Học bài văn tả người thân, học sinh tả ông nội. Khi gặp đề văn yêu cầu tả người hàng xóm, học sinh có thể sử dụng thứ tự miêu tả, bố cục, các biện pháp nghệ thuật đã sử dụng ở đề bài trước để sử dụng làm đề bài thứ 2. Tất nhiên, giáo viên phải giúp học sinh tránh sự sao chép nguyên văn.
6. Cá thể hóa hoạt động dạy học:
- Quan tâm đến đối tượng học sinh trung bình, yếu đồng thời vẫn đảm bảo phát triển năng lực cảm thụ văn học đối với học sinh khá, giỏi.
- Tuyệt đối không được hướng dẫn học sinh một cách đồng loạt để các em có những câu văn chung chung, vô cảm kiểu như: “ Cô giáo em có mái tóc đen huyền, mượt như nhung. Đôi mắt cô đen trong và sáng long lanh. Nước da cô trắng mịn như sữa.” Cô giáo hay người mẫu ? Và đây là cô giáo nào ?
- Hay “Trường em mái ngói đỏ tươi. Cột cờ cao chót vót. Trên đỉnh cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Giờ ra chơi, các bạn ùa ra khỏi sân trường như đàn ong vỡ tổ ”. Học sinh tả ngôi trường nào đây ?
Phải hướng dẫn để học sinh tìm ra những nét đặc sắc của cảnh. Những nét đặc sắc đó giúp người đọc hình dung được cảnh vật cụ thể mà không lẫn lộn với cảnh vật khác.
7. Chấm bài thường xuyên
- Đồng thời với việc chấm bài là phải hướng dẫn học sinh sửa bài. Phải giúp các em phát hiện ra những điểm hay, những điểm chưa đạt trong bài văn của mình. Trên cơ sở đó, học sinh phải sửa lại bài làm của mình cho đúng hơn, hay hơn.
- Giáo viên cần tránh việc chê bai học sinh nhưng cũng không được lạm dụng lời khen, tạo sự thờ ơ của học sinh đối với lời khen do được khen quá nhiều, khen không đúng lúc. Kiểu như mỗi lần học sinh nói xong, chỉ là nhận xét bạn đã viết hoa đầu câu chưa, giáo viên đều nhận xét “ Em giỏi lắm” .
8. Làm giàu vốn từ cho học sinh
- Nếu học kiểu bài kể chuyện học sinh chỉ tái hiện lại nội dung câu chuyện đã nghe ,đã đọc là có thể đạt được yêu cầu cơ bản của đề bài thì văn miêu tả đòi hỏi phải có một vốn từ phong phú mới có thể làm bài. Thế giới quanh ta rất phong phú đa dạng và không ngừng biến đổi. Người viết văn không thể “ vẽ” được một cảnh, một người nếu khả năng người đó thiếu vốn từ, vốn sống.
- Làm giàu vốn từ cho học sinh có nghĩa là giúp các em nắm được một số từ gợi tả để có thể dung trong miêu tả. Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ ngữ gợi tả mái tóc (vàng hoe, đen nhánh, bạc phơ, hoe vàng, cháy nắng, óng ả, rễ tre, xoăn tít), khuôn mặt (bầu bĩnh, vuông chữ điền, trái xoan, khắc khổ), nước da (trắng trẻo, trắng hồng, ngăm ngăm, bánh mật, đen sạm), dáng người (nhỏ ngắn, gầy gò, đẫy đà, to khẻo, cao cao), nụ cười (khành khạch, mủm mỉm, ha hả, toe toát).
- Cho học sinh tìm từ bắng các hình thức như: quan sát thực tế (quan sát bạn), quan sát tranh ảnh, xem phim, đọc sách truyện, nhất là qua các phân môn của Tiếng việt hoặc các môn học khác. Ví dụ: luyện từ và câu bài từ đồng nghĩa, giáo viên gợi ý cho học sinh tìm các từ gợi tả đồng nghĩa như: bao la, mênh mông, bát ngát.
9. Giúp học sinh luyện viết câu
- Trước hết, mọi học sinh phải viết được câu văn đúng ngữ pháp. Đây là yêu cầu cơ bản vì câu là đơn vị của lời nói.
- Biết dùng câu đúng, nhất là dấu chấm, dấu phẩy. Ngắt câu đúng sẽ diễn đạt rõ rang, người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận thông tin. Việc dạy cho học sinh sử dụng dấu câu đã được tiến hành từ các lớp dưới và phải được thường xuyên ôn luyện cho học sinh.
10. Hướng dẫn cho học sinh tích lũy vốn kiến thức văn học
- Tích lũy văn học là điều kiện tối thiểu để có thể học tốt môn Tiếng việt, nhất là phân môn Tập làm văn. Giáo viên đã cho học sinh sử dụng sổ tay chính tả để ghi chép những tiếng khó, ghi những trường hợp mắc lỗi chính tả đã được sửa chữa. Trong môn Tập làm văn, đây cũng là một biện pháp tích cực để giúp học sinh trau dồi vốn kiến thức văn học.Sổ tay văn học để cho học sinh ghi chép các ý hay, các đoạn văn hay. Việc ghi chép này không nhất thiết để cho học sinh khi làm văn sẽ mở ra sử dụng nhưng trước hết, mỗi lần ghi chép, các em sẽ được một lần đọc, ghi nhớ, bắt chước, lâu dần thành thói quen. Khi làm bài, những từ ngữ, hình ảnh, ý văn sẽ tự động tái hiện, giúp học sinh có thể vận dụng làm văn.
11. Hướng dẫn học sinh tìm hiêu, cảm nhận cái hay, cái đẹp của một đoạn văn:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu để cảm nhận cái hay, cái đẹp qua việc đọc một đoạn văn được giáo viên tiến hành qua nhiều tiêt học. Cảm nhận cái hay, cái đẹp, các em sẽ hình thành những cảm xúc thẩm mỹ, giúp cho việc học tập làm văn tốt hơn, nhất là văn miêu tả.
12. Rèn kỹ năng sắp xếp, diễn đạt ý
- Sau khi tìm ý, học sinh sẽ sắp xếp ý thành các đoạn mở bài, than bài, kết bài.
- Giáo viên cần lưu ý cho học sinh mục đích của từng đoạn văn. Đoạn mở bài có tác dụng giới thiệu cho người đọc, người nghebiết xuất xứ nhân vật. Đoạn thân bài là bức tranh vẽ bằng lời hình dáng, đường nét, cử chỉ hoạt động, tính nết của nhân vật. Có chọn được những chi tiết đặc sắc, tiêu biểu ta mới vẽ được một nhân vật mang những cá tính riêng. Bạn học sinh trong bài là một học sinh miền núi với những đặc điểm riêng., cá tính riêng không lẫn với một bạn học sinh nào khác.Đoạn kết bài mang đậm dấu ấn cá nhân của người viết.Không thể có đoạn kết bài chung cho mọi học sinh.Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nêu được cảm xúc tự nhiên, chân thật, không sáo rỗng kiểu như: Em rất yêu quý bạn.
III. HIỆU QỦA
- Khả năng quan sát vấn đề của học sinh được nâng cao, các em nhạy bén, có cách nhìn, cách nghĩ bao quát hơn.
- Cách trình bày, sắp xếp ý theo trình tự hợp lý hơn.
- Đa số bài văn viết của các em thể hiện được trọng tâm và chứa đựng tình cảm trong sáng (đặc biệt loại văn miêu tả người).
- Tuy nhiên, tình hình chung của đơn vị tỷ lệ bài làm xếp loại giỏi chưa nhiều, những bài văn hay rất ít. Phần đông học sinh chỉ thực hiện được những phần cơ bản (xếp loại trung bình). Một số ít bài còn hạn chế, phổ biến như: Việc xen lồng tình cảm qua mỗi bài viết chưa làm được. Vì thế, bài viết còn rất đơn điệu, khô khan, nặng nề, kể lể, liệt kê. Tính lien kết câu, liên ý, liên đoạn thực hiện chưa được tốt.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Trước hết, người thầy giáo phải luôn có lòng yêu nghề, yêu người, có ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp dụng những cái mới vào trong thực tiễn giảng dạy.
2. Nhiệm vụ quan trong nhất của người giáo viên tiểu học là phải nắm vững đối tượng học sinh, hiểu rõ trình độ và năng lực, hoàn cảnh và sở thích của từng em cũng như tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Phân loại được học sinh, người giáo viên mới có thể áp dụng những pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, với từng cá thể học sinh.
3. Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, dự giờ đồng nghiệp, tham dự đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn… để nắm bắt những thông tin về nội dung, phương pháp của chương trình môn Tiếng việt. Từ đó, giáo viên mới có thể lập kế hoạch dạy học và kế hoạch bài học một cách khoa học, có sự tích hợp giữa kiến thức các môn học và các lớp học với nhau.
4. Dạy Tập làm văn theo quan điểm tích hợp kiến thức, kỹ năng giữa bài trước với bài sau, giữa các phân môn Tiếng việt với nhau, giữa lớp dưới với lớp trên.
5. Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nhằm khuyến khích học sinh bộc lộ trí tuệ và cảm xúc của mình trong các ngôn bản mà các em tạo lập:
+ Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Trên cơ sở các văn bản mẫu, học sinh khai thác, nhận biết kết cấu bài văn, trình tự miêu tả.
+ Phương pháp trực quan: Học sinh phải được quan sát đối tượng miêu tả trên thực tế ở lớp hoặc ở nhà, quan sát qua phim ảnh. Vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tạo điều kiện cho học sinh quan sát những đối tượng miêu tả không có ở địa phương để mở rộng hiểu biết cho các em.
+ Phương pháp rèn luyện theo mẫu: Dựa vào văn bản mẫu, học sinh tạo lập các văn bản mới theo net riêng của các em .
+ Phương pháp thực hành giao tiếp: Tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh được trình bày sản phẩm của mình, được tranh luận để tìm ra cái mới.
V. ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ
- Tổ chức cho các em đọc sách thường xuyên để bồi dưỡng kiến thức văn học cho các em.
- Tất cả các khối lớp nên thao giảng nhiều ở phân môn Tập làm văn.
Tôi xin chân thành cám ơn !
Phụng Hiệp, ngày 10 tháng 9 năm 2012
Người thực hiện
Nguyễn Thị Mai
TẬP LÀM VĂN LỚP 4, 5
Búng Tàu, ngày 17 tháng 01 năm 2013
CHUYÊN ĐỀ TẬP LÀM VĂN LỚP 4 – 5
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY HỌC
PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4 – 5
(Loại bài văn miêu tả)
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tập làm văn là môn học có tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo: là môn tổng hợp cao nhất của tất cả các phân môn Tiếng Việt như: Tập đọc, Chính tả, Từ ngữ, Ngữ pháp… Trên cơ sở nắm lý thuyết học sinh sẽ thực hành và rèn luyện kỹ năng, hình thành phương pháp làm bài có tính khoa học với từng thể loại làm văn.
Là phân môn của Tiếng Việt, Tập làm văn có vai trò rất quan trọng trong việc trau dồi và rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh: Ngôn ngữ nói và ngôn ngũ viết. Vì chẳng những giúp học sinh cảm thụ được văn bản (thơ, văn…) mà Tập làm văn còn làm nẩy sinh năng lực mới của các em: Năng lực sáng tạo văn bản nói, viết để làm công cụ tư duy, giao tiếp, học tập…góp phần phong phú thêm kiến thức về tiếng mẹ đẻ của học sinh…
Vị trí, tác dụng của môn Tập làm văn như thế đòi hỏi người giáo viên vận dụng những phương pháp giảng dạy Tập làm văn phù hợp để đạt hiệu quả cao.
Vậy, để giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 4, 5 (loại bài văn miêu tả) đạt kết quả cao cần có những giải pháp nào? Trước tiên, cần tìm hiểu về thực trang việc dạy và học Tập làm văn của giáo viên, học sinh.
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
- Học sinh đã có vốn từ nhất định được trang bị trên cơ sở của phân môn luyện từ và câu (mở rộng vốn từ qua các chủ điểm đa được học) cùng với vốn kinh nghiệm sống của bản thân.
- Bước đầu học sinh đã được làm quen với phép so sánh, nhân hóa ở các lớp 2, 3, từ láy ở lớp 4. Đó là những tiền đề thuận lợi để viết văn miêu tả.
2. Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát:
Quan sát theo trình tự từ xa tới gần, từ trong ra ngoài, từ tổng quát đến cụ thể. Ghi chép những điều đã quan sát được. Tổ chức cho học sinh quan sát cụ thể đối tượng tả. Có thể hướng dẫn quan sát theo nhiều hình thức: quan sát trực tiếp đối tượng (sân trường), quan sát ở nhà, ghi chép (ngôi nhà em đang ở), quan sát qua phim ảnh (cảnh biển buổi sáng)…
3. Chọn đề tài gần gũi, quen thuộc đối với học sinh:
- Học sinh tiểu học việc hình dung để viết bài văn là rất khó. Các em phải được trực tiếp quan sát đối tượng cần miêu tả thì các em mới có thể hình dung lại mà viết. Đặc biệt là học sinh yếu, những đề tài tương đối xa lạ là điều cần tránh. Đối với học sinh yếu, vốn Tiếng việt còn hạn chế mà giáo viên lại yêu cầu học sinh hình dung, đặt câu, viết một bài văn miêu tả một đối tượng các em chưa nhìn thây bao giờ thì đúng là điều quá sức các em.
- Ví dụ: Đề bài trong SGK Tiếng việt lớp 5 tập 2 trang 134: Tả một khu vui chơi mà em thích. Với những đề bài như thế này, giáo viên mạnh dạn thay bằng đề bài khác.
- Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không cho học sinh phát huy trí tưởng tượng của mình. Trong một lớp học luôn có nhiều đối tượng học sinh (Như đã nói ở phần đặc điểm tình hình học sinh). Khi ra đề cho học sinh, người thầy luôn tạo cho các em quyền lựa chọn bằng cách ra nhiều đề (từ 2 đến 4 đề bài) để các đối tượng học sinh trong lớp đều có tự do chọn đề bài, tránh sự áp đặt. Ra đề cho học sinh làm bài kiểm tra viết, giáo viên chọn ba đề sau:
+ Tả một người bạn thân trong gia đình
+ Tả một người bạn trong lớp hoặc một người bạn gần nhà em.
+Tả một ca sĩ đang biểu diễn mà em thích.
- Với ba đề bài ter6n, các em học sinh có thể chọn đối tượng tả là một nhân vật quen thuộc, gần gũi. Nhưng với một vài học sinh khác, các em cũng có thể chọn ca sĩ đang biểu diễn với rất nhiều chi tiết sống động mà các em có dịp quan sát qua các đem xem biểu diễn ca nhạc.
4. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý:
Đây là một việc làm khó. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lập dàn ý trước khi làm một bài văn hoàn chỉnh. Có thể lập được dàn bài thì mới có thể tìm ý, sắp xếp ý, viết thành một bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng, ý văn trong sáng.
5. Sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu:
- Gợi ý cho học sinh khá, giỏi làm bài, trình bày câu văn, đoạn văn.Cả lớp theo dõi, nhận xét, giáo viên chốt lại và cho học sinh phát biểu. Nhưng điểm mấu chốt là giáo viên phải chú ý từng đối tượng học sinh, sửa cho từng em, động viên sự sáng tạo của các em dù là rất nhỏ.
- Dựa trên một đề văn cụ thể, giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học về đề văn đó để làm nhiều bài khác nhau, nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu.
- Ví dụ: Học bài văn tả người thân, học sinh tả ông nội. Khi gặp đề văn yêu cầu tả người hàng xóm, học sinh có thể sử dụng thứ tự miêu tả, bố cục, các biện pháp nghệ thuật đã sử dụng ở đề bài trước để sử dụng làm đề bài thứ 2. Tất nhiên, giáo viên phải giúp học sinh tránh sự sao chép nguyên văn.
6. Cá thể hóa hoạt động dạy học:
- Quan tâm đến đối tượng học sinh trung bình, yếu đồng thời vẫn đảm bảo phát triển năng lực cảm thụ văn học đối với học sinh khá, giỏi.
- Tuyệt đối không được hướng dẫn học sinh một cách đồng loạt để các em có những câu văn chung chung, vô cảm kiểu như: “ Cô giáo em có mái tóc đen huyền, mượt như nhung. Đôi mắt cô đen trong và sáng long lanh. Nước da cô trắng mịn như sữa.” Cô giáo hay người mẫu ? Và đây là cô giáo nào ?
- Hay “Trường em mái ngói đỏ tươi. Cột cờ cao chót vót. Trên đỉnh cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Giờ ra chơi, các bạn ùa ra khỏi sân trường như đàn ong vỡ tổ ”. Học sinh tả ngôi trường nào đây ?
Phải hướng dẫn để học sinh tìm ra những nét đặc sắc của cảnh. Những nét đặc sắc đó giúp người đọc hình dung được cảnh vật cụ thể mà không lẫn lộn với cảnh vật khác.
7. Chấm bài thường xuyên
- Đồng thời với việc chấm bài là phải hướng dẫn học sinh sửa bài. Phải giúp các em phát hiện ra những điểm hay, những điểm chưa đạt trong bài văn của mình. Trên cơ sở đó, học sinh phải sửa lại bài làm của mình cho đúng hơn, hay hơn.
- Giáo viên cần tránh việc chê bai học sinh nhưng cũng không được lạm dụng lời khen, tạo sự thờ ơ của học sinh đối với lời khen do được khen quá nhiều, khen không đúng lúc. Kiểu như mỗi lần học sinh nói xong, chỉ là nhận xét bạn đã viết hoa đầu câu chưa, giáo viên đều nhận xét “ Em giỏi lắm” .
8. Làm giàu vốn từ cho học sinh
- Nếu học kiểu bài kể chuyện học sinh chỉ tái hiện lại nội dung câu chuyện đã nghe ,đã đọc là có thể đạt được yêu cầu cơ bản của đề bài thì văn miêu tả đòi hỏi phải có một vốn từ phong phú mới có thể làm bài. Thế giới quanh ta rất phong phú đa dạng và không ngừng biến đổi. Người viết văn không thể “ vẽ” được một cảnh, một người nếu khả năng người đó thiếu vốn từ, vốn sống.
- Làm giàu vốn từ cho học sinh có nghĩa là giúp các em nắm được một số từ gợi tả để có thể dung trong miêu tả. Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ ngữ gợi tả mái tóc (vàng hoe, đen nhánh, bạc phơ, hoe vàng, cháy nắng, óng ả, rễ tre, xoăn tít), khuôn mặt (bầu bĩnh, vuông chữ điền, trái xoan, khắc khổ), nước da (trắng trẻo, trắng hồng, ngăm ngăm, bánh mật, đen sạm), dáng người (nhỏ ngắn, gầy gò, đẫy đà, to khẻo, cao cao), nụ cười (khành khạch, mủm mỉm, ha hả, toe toát).
- Cho học sinh tìm từ bắng các hình thức như: quan sát thực tế (quan sát bạn), quan sát tranh ảnh, xem phim, đọc sách truyện, nhất là qua các phân môn của Tiếng việt hoặc các môn học khác. Ví dụ: luyện từ và câu bài từ đồng nghĩa, giáo viên gợi ý cho học sinh tìm các từ gợi tả đồng nghĩa như: bao la, mênh mông, bát ngát.
9. Giúp học sinh luyện viết câu
- Trước hết, mọi học sinh phải viết được câu văn đúng ngữ pháp. Đây là yêu cầu cơ bản vì câu là đơn vị của lời nói.
- Biết dùng câu đúng, nhất là dấu chấm, dấu phẩy. Ngắt câu đúng sẽ diễn đạt rõ rang, người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận thông tin. Việc dạy cho học sinh sử dụng dấu câu đã được tiến hành từ các lớp dưới và phải được thường xuyên ôn luyện cho học sinh.
10. Hướng dẫn cho học sinh tích lũy vốn kiến thức văn học
- Tích lũy văn học là điều kiện tối thiểu để có thể học tốt môn Tiếng việt, nhất là phân môn Tập làm văn. Giáo viên đã cho học sinh sử dụng sổ tay chính tả để ghi chép những tiếng khó, ghi những trường hợp mắc lỗi chính tả đã được sửa chữa. Trong môn Tập làm văn, đây cũng là một biện pháp tích cực để giúp học sinh trau dồi vốn kiến thức văn học.Sổ tay văn học để cho học sinh ghi chép các ý hay, các đoạn văn hay. Việc ghi chép này không nhất thiết để cho học sinh khi làm văn sẽ mở ra sử dụng nhưng trước hết, mỗi lần ghi chép, các em sẽ được một lần đọc, ghi nhớ, bắt chước, lâu dần thành thói quen. Khi làm bài, những từ ngữ, hình ảnh, ý văn sẽ tự động tái hiện, giúp học sinh có thể vận dụng làm văn.
11. Hướng dẫn học sinh tìm hiêu, cảm nhận cái hay, cái đẹp của một đoạn văn:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu để cảm nhận cái hay, cái đẹp qua việc đọc một đoạn văn được giáo viên tiến hành qua nhiều tiêt học. Cảm nhận cái hay, cái đẹp, các em sẽ hình thành những cảm xúc thẩm mỹ, giúp cho việc học tập làm văn tốt hơn, nhất là văn miêu tả.
12. Rèn kỹ năng sắp xếp, diễn đạt ý
- Sau khi tìm ý, học sinh sẽ sắp xếp ý thành các đoạn mở bài, than bài, kết bài.
- Giáo viên cần lưu ý cho học sinh mục đích của từng đoạn văn. Đoạn mở bài có tác dụng giới thiệu cho người đọc, người nghebiết xuất xứ nhân vật. Đoạn thân bài là bức tranh vẽ bằng lời hình dáng, đường nét, cử chỉ hoạt động, tính nết của nhân vật. Có chọn được những chi tiết đặc sắc, tiêu biểu ta mới vẽ được một nhân vật mang những cá tính riêng. Bạn học sinh trong bài là một học sinh miền núi với những đặc điểm riêng., cá tính riêng không lẫn với một bạn học sinh nào khác.Đoạn kết bài mang đậm dấu ấn cá nhân của người viết.Không thể có đoạn kết bài chung cho mọi học sinh.Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nêu được cảm xúc tự nhiên, chân thật, không sáo rỗng kiểu như: Em rất yêu quý bạn.
III. HIỆU QỦA
- Khả năng quan sát vấn đề của học sinh được nâng cao, các em nhạy bén, có cách nhìn, cách nghĩ bao quát hơn.
- Cách trình bày, sắp xếp ý theo trình tự hợp lý hơn.
- Đa số bài văn viết của các em thể hiện được trọng tâm và chứa đựng tình cảm trong sáng (đặc biệt loại văn miêu tả người).
- Tuy nhiên, tình hình chung của đơn vị tỷ lệ bài làm xếp loại giỏi chưa nhiều, những bài văn hay rất ít. Phần đông học sinh chỉ thực hiện được những phần cơ bản (xếp loại trung bình). Một số ít bài còn hạn chế, phổ biến như: Việc xen lồng tình cảm qua mỗi bài viết chưa làm được. Vì thế, bài viết còn rất đơn điệu, khô khan, nặng nề, kể lể, liệt kê. Tính lien kết câu, liên ý, liên đoạn thực hiện chưa được tốt.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Trước hết, người thầy giáo phải luôn có lòng yêu nghề, yêu người, có ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp dụng những cái mới vào trong thực tiễn giảng dạy.
2. Nhiệm vụ quan trong nhất của người giáo viên tiểu học là phải nắm vững đối tượng học sinh, hiểu rõ trình độ và năng lực, hoàn cảnh và sở thích của từng em cũng như tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Phân loại được học sinh, người giáo viên mới có thể áp dụng những pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, với từng cá thể học sinh.
3. Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, dự giờ đồng nghiệp, tham dự đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn… để nắm bắt những thông tin về nội dung, phương pháp của chương trình môn Tiếng việt. Từ đó, giáo viên mới có thể lập kế hoạch dạy học và kế hoạch bài học một cách khoa học, có sự tích hợp giữa kiến thức các môn học và các lớp học với nhau.
4. Dạy Tập làm văn theo quan điểm tích hợp kiến thức, kỹ năng giữa bài trước với bài sau, giữa các phân môn Tiếng việt với nhau, giữa lớp dưới với lớp trên.
5. Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nhằm khuyến khích học sinh bộc lộ trí tuệ và cảm xúc của mình trong các ngôn bản mà các em tạo lập:
+ Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Trên cơ sở các văn bản mẫu, học sinh khai thác, nhận biết kết cấu bài văn, trình tự miêu tả.
+ Phương pháp trực quan: Học sinh phải được quan sát đối tượng miêu tả trên thực tế ở lớp hoặc ở nhà, quan sát qua phim ảnh. Vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tạo điều kiện cho học sinh quan sát những đối tượng miêu tả không có ở địa phương để mở rộng hiểu biết cho các em.
+ Phương pháp rèn luyện theo mẫu: Dựa vào văn bản mẫu, học sinh tạo lập các văn bản mới theo net riêng của các em .
+ Phương pháp thực hành giao tiếp: Tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh được trình bày sản phẩm của mình, được tranh luận để tìm ra cái mới.
V. ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ
- Tổ chức cho các em đọc sách thường xuyên để bồi dưỡng kiến thức văn học cho các em.
- Tất cả các khối lớp nên thao giảng nhiều ở phân môn Tập làm văn.
Tôi xin chân thành cám ơn !
Phụng Hiệp, ngày 10 tháng 9 năm 2012
Người thực hiện
Nguyễn Thị Mai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thuyết Giang
Dung lượng: 50,72KB|
Lượt tài: 6
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)