Kien thuc co ban tv 9

Chia sẻ bởi Lê Thị Lệ | Ngày 12/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: kien thuc co ban tv 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI: 1. Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung. Nội dung lời nói phải đúng như yêu cầu của giao tiếp, không thiếu, không thừa. 2. Phương châm về chất: khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. 3. Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tranh nói lạc đề. 4. Phương châm cách thức: khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch tránh nói mơ hồ. 5. Phương châm lịch sự: khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. · Phương châm chi phối nội dung trong hội thoại: lượng, chất, quan hệ, cách thức. · Phương châm chi phối quan hệ giữa các cá nhân: lịch sự II. QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VÀ TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP: Để tuân thủ các phương châm trong hội thoại, người nói phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai ? Nói khi nào ? Nói ở đâu ? Nói nhằm mục đích gì ?) III. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI: 1. Người nói vô ý, vụng về thiếu văn hóa trong giao tiếp. (Anh làm rễ hỏi người trèo cây) 2. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. (Bác sĩ nói với bệnh nhân). 3. Người nói muốn gáy một sự chú ý, hướng người nghe hiểu theo một ý nghĩa hàm ẩn nào đó. (Tiền bạc chỉ là tiền bạc). IV. XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI: Tiếng Việt có 1 hệ thống các từ ngữ xưng hô rất phong phú và đa dạng. Người nói cần tuỳ thuộc tính chất tình huống giao tiếp, mối quan hệ với người nghe mà lựa chọn từ ngữ xưng hô cho hợp lý. V. CÁCH DẪN GIÁN TIẾP, CÁCH DẪN TRỰC TIẾP: Có 2 cách dẫn lời hay ý của một người, một nhân vật nào đó là : · Dẫn trực tiếp: nhắc lại nguyên vẹn (không sửa đổi) lời hay ý của nhân vật, sử dụng dấu hai chấmđể ngăn cách phần lời được dẫn, thường kèm thêm dấu ngoặc kép. · Dẫn gián tiếp: lời hay ý của người hoặc nhân vật có điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên vẹn, không dùng dấu hai chấm. Trong cả 2 cách dẫn trên đều có thể dùng thêm “rằng” hoặc “là” để ngăn cách phần được dẫn với phần lời người được dẫn. VI. THUẬT NGỮ: Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong văn bản khoa học, công nghệ. Đặc điểm của thuật ngữ: · Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. · Thuật ngữ không có tính biểu cảm. VII. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG: 1. Sự biến đổi và phát triển của từ ngữ: · Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển của nghĩa từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. · Có 2 phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa từ ngữ: phương thức ẩn dụ, phương thức hoán dụ. 2. Tạo từ ngữ mới: tạo từ ngữ để làm cho vốn từ tăng lên là 1 cách để sử dụng Tiếng Việt. 3. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là 1 cách để từ vựng tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán. VIII. TRAO DỒI VỐN TỪ: Rèn luyện để nắm được nay đủ và chính xác nghĩa của từ ngữ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trao dồi vốn từ. Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trao dồi vốn từ. IX. TỔNG KẾT TỪ VỰNG: 1. Từ đơn: là từ chỉ gồm 1 tiếng 2. Từ phức: là từ gồm 2 tiếng. Từ phức có 2 loại: · Từ ghép: từ phức được tạo thành bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau · Từ láy: những từ phức có sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. 3. Nghĩa của từ: Có 3 cách chính để giải thích nghĩa của từ. · Trình bày khái niệm mà từ ngữ miêu tả. · Miêu tả sự việc, hành động, đặc điểm mà từ biểu thị. · Đưa ra những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Lệ
Dung lượng: 50,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)