Kiến thức cơ bản tiếng việt cấp 1
Chia sẻ bởi Đoàn Văn Đạt |
Ngày 09/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: kiến thức cơ bản tiếng việt cấp 1 thuộc Toán học 4
Nội dung tài liệu:
A. CHỮ VÀ ÂM: 1. Chữ: - “Chữ”: còn gọi là “chữ cái” hay “con chữ”. Là đơn vị chữ viết dùng để ghi lại các âm. - Tiếng Việt gồm 29 chữ cái: a, b, c, ... , y 2. Âm: - “Âm” (còn gọi là âm vị, âm tố) là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, có tác dụng khu biệt vỏ âm thanh của từ. Âm tố là đơn vị nhỏ nhất của lời nói, là sự thể hiện cụ thể của âm vị ở trong lời nói. 3. Mối quan hệ giữa âm và chữ: - Chữ cái dùng để ghi lại âm. Mỗi âm có thể được ghi bởi 1 hoặc 2 hoặc 3 chữ cái ghép lại. 4. Nguyên âm, phụ âm: 4.1. Nguyên âm a) Đặc điểm của Nguyên âm: - Nguyên âm là những âm khi phát âm, luồng hơi không bị cản bởi một bộ phận nào trong khoang miệng (lưỡi, răng, môi). - Nguyên âm đơn chỉ ghi bằng một chữ cái. - Trong tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, u, ư, o, ô, ơ, e, ê, i. - Tất cả các âm chính trong tiếng đều là nguyên âm. - Thanh điệu luôn đặt ở trên nguyên âm. - Không có nguyên âm thì không tạo thành tiếng. b) Nguyên âm ngắn: Có hai nguyên âm ngắn: ă và â vì khi đọc, các nguyên âm này đọc ngắn hơn các nguyên âm khác. c) Bán nguyên âm: Vừa mang đặc điểm của nguyên âm, vừa mang đặc điểm của phụ âm. Bán nguyên âm không có khả năng đứng một mình, không độc lập tạo thành âm tiết như các âm chính. Bán nguyên âm đầu vần: u (gọi là âm đệm). 4.2. Nguyên âm đôi: a) Trong Tiếng Việt có 3 nguyên âm đôi: UÔ, ƯƠ, IÊ. b) Khi viết, các nguyên âm được thể hiện bằng 8 cách khác nhau trong các trường hợp sau: - Nguyên âm đôi UÔ được viết UÔ. (VD: muốn). Thanh điệu trên NÂ2 - Nguyên âm đôi UÔ được viết UA. (VD: múa). Thanh điệu trên NÂ1 - Nguyên âm đôi ƯƠ được viết ƯƠ. (VD: mượn). Thanh điệu trên NÂ2 - Nguyên âm đôi ƯƠ được viết ƯA. (VD: tựa). Thanh điệu trên NÂ1 - Nguyên âm đôi IÊ được viết IÊ . (VD: miến). Thanh điệu trên NÂ2 - Nguyên âm đôi IÊ được viết IA. (VD: mía). Thanh điệu trên NÂ1 - Nguyên âm đôi IÊ được viết YÊ. (VD: thuyền) Thanh điệu trên NÂ2 - Nguyên âm đôi IÊ được viết YA. (VD: khuýa). Thanh điệu trên NÂ1. 5. Cách ghi phụ âm c: - Ghi bằng “c” khi đứng trước nguyên âm hàng sau: u, o, ô, a, ă, â, ư, uô, ưa. - Ghi bằng “k” khi đứng trước nguyên âm hàng trước: i, ê, e, iê, ia. - Ghi bằng “q” khi đứng trước âm đệm : “u” 6. Cách ghi g/gh (ng/ngh): - Trước i, e, ê được ghi bằng “gh” hoặc “ngh”.. - Trước các chữ còn lại được viết bằng “g” hoặc “gh”. B. TIẾNG: 1. Đặc điểm của tiếng: - Tiếng là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong ngôn ngữ đọc, ngôn ngữ nói. - Mỗi đơn vị phát âm tạo thành tiếng. - Tiếng có thể có nghĩa, cũng có thể không có nghĩa. 2. Cấu tạo của tiếng: b) Khi viết, các nguyên âm được thể hiện bằng 8 cách khác nhau trong các trường hợp sau: - Nguyên âm đôi UÔ được viết UÔ. (VD: muốn). Thanh điệu trên NÂ2 - Nguyên âm đôi UÔ được viết UA. (VD: múa). Thanh điệu trên NÂ1 - Nguyên âm đôi ƯƠ được viết ƯƠ. (VD: mượn). Thanh điệu trên NÂ2 - Nguyên âm đôi ƯƠ được viết ƯA. (VD: tựa). Thanh điệu trên NÂ1 - Nguyên âm đôi IÊ được viết IÊ . (VD: miến). Thanh điệu trên NÂ2 - Nguyên âm đôi IÊ được viết IA. (VD: mía). Thanh điệu trên NÂ1 - Nguyên âm đôi IÊ được viết YÊ. (VD: thuyền) Thanh điệu trên NÂ2 - Nguyên âm đôi IÊ được viết YA. (VD: khuýa). Thanh điệu trên NÂ1. 5. Cách ghi phụ âm c: - Ghi bằng “c” khi đứng trước nguyên âm hàng sau: u, o, ô, a, ă, â,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Văn Đạt
Dung lượng: 31,34KB|
Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)