Kien thuc bo tro 8 k1

Chia sẻ bởi Ngô Xuân Quỳnh | Ngày 11/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: kien thuc bo tro 8 k1 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:


A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Ôn lại những kiến thức cơ bản về Văn bản: Hai cây phong
- Sử dụng tình thái từ trong khi nói và viết
- Viết đoạn văn có sử dụng tình thái từ với chủ đề: Tình yêu quê hương

B. Nội dung luyện tập:
1. Hai cây phong được trích trong VB nào ?
Truyện ngắn Chiếc lấ cuối cùng.
Tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê.
Truyện vừa Người thầy đầu tiên.
Truyện ngắn Cô bé bán diêm.

2. Nhận định nào nói đúng nhất về đoạn trích Hai cây phong?
Đoạn trích Hai cây phong nói lên những tình cảm gắn bó của người viết với hai cây phong.
Đoạn trích Hai cây phong nói lên ý nghĩa của hai cây phong đối với cuộc đời của nhân vật tôi.
* Đoạn trích Hai cây phong miêu tả hết sức sinh động hình ảnh hai cây phong qua con mắt và tâm hồn người kể
Đoạn trích Hai cây phong miêu tả hết sức sinh động qua con mắt của người hoạ sĩ

3.. Người kể chuyện trong VB Hai cây phong là ai ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng đại từ nhân xưng “tôi” và “chúng tôi” trong VB này ? Hai NV có khấc nhau không ?
( Người kể chuyện là một hoạ sĩ. Tuy nhiên trong VB này, có khi người kể chuyện xưng Tôi, có khi xưng chúng tôi. Thực ra, đây là hai vai trò của người kể chuyện. Sự hoá thân nhiều vai này khiến cho mạch kể trở nên biến hoá hơn và ấn tượng về hai cây phong cũng trở lên sâu sắc hơn.

4. Theo em, giữa người kể chuyện xưng danh là chúng tôi và Tôi, câu chuyện của ai quan trọng và gây ấn tượng sâu sắc hơn ? Hai mạch kể này có gì mâu thuẫn hay không?
( Câu chuyện của Tôi quan trọng hơn và cũng chiếm dung lượng dài hơn. Đây là phần tập trung miêu tả kĩ và chi tiết về vẻ đẹp của hai cây phong. Mạch kể Tôi và chúng tôi không mâu thuẫn mà bổ xung cho nhau để làm nổi bật vẻ đẹp và ý nghĩa sâu sắc của Hai cây phong trong tâm trí của người kể chuyện và của biết bao học trò đã từng được thầy Đuy-sen dạy dỗ

5. Câu văn: “Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng xào xạc dịu hiền” sử dụng biện pháp tu từ gì để miêu tả hai cây phong và cho biết tác dụng của cách miêu tả đó?

6. Nội dung của đoạn văn sau là gì?
“ Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Đất vàng, là cách thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữ các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tân chân ttrời phái tây”.
Miêu tả vị trí và quang cảnh ngôi làng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Xuân Quỳnh
Dung lượng: 101,37KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)