KiemtrahkI1112_LY9_CHINHTHUC.doc

Chia sẻ bởi Nguyễn Trãi | Ngày 14/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: kiemtrahkI1112_LY9_CHINHTHUC.doc thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT ĐĂK TÔ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011-2012
MÔN VẬT LÝ . LỚP 9
Thời gian : 45 phút ( không kể thời gian phát đề )
Phần/Câu
Nội dung đề
Điểm

I. Lý thuyết

5 điểm

Câu 1
a. Phát biểu và viết biểu thức định luật Jun - Len Xơ, giải thích tên các đại lượng và đơn vị ?
b. Áp dụng : Tính nhiệt lượng tỏa ra của một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 80, cường độ dòng điện qua bếp điện I = 2 A trong thời gian 3 giây.

2 điểm


1 điểm

Câu 2
 Ở nhiệt độ không đổi, điện trở của một dây dẫn phụ thuộc vào đại lượng nào ? Nêu công thức tính điện trở, giải thích tên các đại lượng và đơn vị ?

1 điểm

Câu 3
Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào gì? Nêu qui tắc xác định chiều của lực điện từ ?
1 điểm

II. Bài tập

5 điểm

 Câu 1
 Hai bóng đèn Đ 1 : 2,5 V- 1W ; Đ2 : 6 V – 3 W được mắc như hình vẽ. Biết rằng các đèn sáng bình thường hãy tính :
a. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện.
b. Điện trở Rx và điện trở đoạn mạch AB








3 điểm



Câu 2
 Đặt một ống dây dẫn có trục vuông góc và cắt ngang một dây dẫn thẳng AB có dòng điện I không đổi chạy qua theo chiều như ở hình vẽ.






a. Dùng quy tắc nào để xác định chiều các đường sức
từ trong lòng ống dây?
b. Xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây?
c. Dùng quy tắc nào để xác định chiều của lực điện từ
tác dụng lên dây dẫn AB.
d. Hãy cho biết chiều của lực điện từ tác dụng lên điểm
M của dây dẫn AB.








2 điểm


-----------------------------------Hết-----------------------------

PHÒNG GD&ĐT ĐĂK TÔ
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011-2012
MÔN VẬT LÝ. LỚP 9

Phần/Câu
Nội dung đáp án
Điểm

I. Lý thuyết

5 đ

Câu 1
a. Định luật Jun - Len xơ: Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
( Hệ thức của định luật Jun - Len xơ:
Q = I2.R.t,
trong đó, Q là nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn, đơn vị là Jun (J); I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn, đơn vị là ampe (A); R là điện trở của dây dẫn, đơn vị Ôm (Ω); t thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn, đơn vị là giây (s).
b. Áp dụng
+ Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong thời gian 3 s
Áp dụng công thức Q =I2. R.t
Q = 22.80.3 = 960 ( J)

1 đ




0.5 đ


0.5 đ



0.5 đ
0.5 đ

Câu 2
( Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn.
( Công thức điện trở :
R , trong đó,
R là điện trở, có đơn vị là ;
l là chiều dài dây, có đơn vị là m ;
S là tiết diện dây, có đơn vị là m2 ;
là điện trở suất của chất làm dây dẫn, có đơn vị là.m.

0.5 đ




0.5 đ

 Câu 3
- Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào chiều dòng điện và chiều của đường sức từ.
- Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90o chỉ chiều của lực điện từ.
0,5 đ


0.5 đ


II. Bài tập

5 đ

Câu 1

Tóm tắt :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trãi
Dung lượng: 147,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)