Kiemtra ngu van 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh |
Ngày 12/10/2018 |
15
Chia sẻ tài liệu: kiemtra ngu van 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề 24: (Kiểm tra tổng hợp)
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm ; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và dì ghẻ . Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể chuyện cổ tích; tôi kể lại những chuyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi rất hài lòng.
Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói :
- Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt...
Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời....dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.
(M. Go-rơ-ki, Thời thơ ấu)
a/ Trong số những từ ngã hoặc câu in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lời dẫn gián tiếp , đâu không phải là lời dẫn.
b/Vận dụng những phương châm hội thoại đã học , giải thích vì sao nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ trong lời nhận xét của mình.
Câu 2:
Phân tích bức tranh cảnh thiên nhiên ở bốn câu thơ đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”?
Câu3:
Bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật,phân tích bài thơ . ( Có thể đề mở : Phân tích một bài thơ hiện đại Việt Nam đã học (hoặc đọc thêm) mà theo em đó là một bài thơ có nhiều nét đặc sắc nghệ thuật).
GỢI Ý BÀI LÀM
Câu1:
a/ - Lời dẫn trực tiếp :
-Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt...
Vì nhắc lại nguyên văn lời nói của nhân vật; và đây là lời thoại nên trước nó có dấu gạch ngang (thay vì đặt tong dấu ngoặc k
- Lời dẫn gián tiếp :
ngày trước, trước kia, đã có thời...
Thuật lại lời nhân vật , không để trong dấu ngoặc kép.
- Không phải lời dẫn :
cuộc sống buồn tẻ của chúng , về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác,chuyện cổ tích...
Vì trước phần không phải là lời dẫn không có và không thể thêm các quan hệ từ rằng hoặc là.
b/ Trong lời nhận xét của mình, nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ vì điều nó nói chưa chắc đã đúng và chưa có bằng chứng xác thực ( Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc không có bằng chứng xác thực – phương châm về chất).
Câu 2 :
“Cảnh ngày xuân” (Trích truyện Kiều - Nguyễn Du) là bức tranh thiên nhiên mùa xuân cùng với cảnh lễ hội xuân nhộn nhịp, tươi vui. Trong dó, bốn câu đầu gợi tả khung cảnh mùa xuân :
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Hai câu đầu:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
gợi tả mùa xuân theo cách riêng. Trước hết hình ảnh “con én đưa thoi”là hình ảnh ẩn dụ nhân hóa vừa gợi thời gian vừa gợi không gian, Hình ảnh chim én bay liệng trong bầu trời xuân ất nhanh như chiếc thoi chạy đi chạy lại trên khung dệt không những nêu lên nét đặc trưng của mùa xuân (mùa xuân chim én về) mà còn gợi thời gian trôi đi rất nhanh (như thoi đưa), ngày xuân , ngày vui trôi rất nhanh. Cảm giác nuối tiêc thời gian thoáng hiện ở câu thơ “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” khi tác giả tả ánh sáng đẹp của mùa xuân đã trải qua hơn sáu mươi ngày, đã hết tháng hai sang tháng ba. Những số từ “chín chục, ngoài sáu mươi” cùng với từ “đã” nói lên điều ấy. Trong tháng cuối cùngcủa mùa xuân chim én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời trong sáng.
Hai câu thơ tiếp theo không hoàn toàn là sáng tạo của Nguyễn Du. Ông đã tiếp thu và đổi mới từ hai câu thơ cổ Trung Quốc :
Phương thảo thiên liên bích
Lê chi sổ điểm hoa
( cỏ non liền với trời xanh, tên cành lê có mấy bông hoa)
So với hai câu thơ xưa, rõ ràng hai câu thơ của Nguyễn Du trở thành một
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm ; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và dì ghẻ . Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể chuyện cổ tích; tôi kể lại những chuyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi rất hài lòng.
Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói :
- Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt...
Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời....dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.
(M. Go-rơ-ki, Thời thơ ấu)
a/ Trong số những từ ngã hoặc câu in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lời dẫn gián tiếp , đâu không phải là lời dẫn.
b/Vận dụng những phương châm hội thoại đã học , giải thích vì sao nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ trong lời nhận xét của mình.
Câu 2:
Phân tích bức tranh cảnh thiên nhiên ở bốn câu thơ đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”?
Câu3:
Bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật,phân tích bài thơ . ( Có thể đề mở : Phân tích một bài thơ hiện đại Việt Nam đã học (hoặc đọc thêm) mà theo em đó là một bài thơ có nhiều nét đặc sắc nghệ thuật).
GỢI Ý BÀI LÀM
Câu1:
a/ - Lời dẫn trực tiếp :
-Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt...
Vì nhắc lại nguyên văn lời nói của nhân vật; và đây là lời thoại nên trước nó có dấu gạch ngang (thay vì đặt tong dấu ngoặc k
- Lời dẫn gián tiếp :
ngày trước, trước kia, đã có thời...
Thuật lại lời nhân vật , không để trong dấu ngoặc kép.
- Không phải lời dẫn :
cuộc sống buồn tẻ của chúng , về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác,chuyện cổ tích...
Vì trước phần không phải là lời dẫn không có và không thể thêm các quan hệ từ rằng hoặc là.
b/ Trong lời nhận xét của mình, nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ vì điều nó nói chưa chắc đã đúng và chưa có bằng chứng xác thực ( Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc không có bằng chứng xác thực – phương châm về chất).
Câu 2 :
“Cảnh ngày xuân” (Trích truyện Kiều - Nguyễn Du) là bức tranh thiên nhiên mùa xuân cùng với cảnh lễ hội xuân nhộn nhịp, tươi vui. Trong dó, bốn câu đầu gợi tả khung cảnh mùa xuân :
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Hai câu đầu:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
gợi tả mùa xuân theo cách riêng. Trước hết hình ảnh “con én đưa thoi”là hình ảnh ẩn dụ nhân hóa vừa gợi thời gian vừa gợi không gian, Hình ảnh chim én bay liệng trong bầu trời xuân ất nhanh như chiếc thoi chạy đi chạy lại trên khung dệt không những nêu lên nét đặc trưng của mùa xuân (mùa xuân chim én về) mà còn gợi thời gian trôi đi rất nhanh (như thoi đưa), ngày xuân , ngày vui trôi rất nhanh. Cảm giác nuối tiêc thời gian thoáng hiện ở câu thơ “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” khi tác giả tả ánh sáng đẹp của mùa xuân đã trải qua hơn sáu mươi ngày, đã hết tháng hai sang tháng ba. Những số từ “chín chục, ngoài sáu mươi” cùng với từ “đã” nói lên điều ấy. Trong tháng cuối cùngcủa mùa xuân chim én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời trong sáng.
Hai câu thơ tiếp theo không hoàn toàn là sáng tạo của Nguyễn Du. Ông đã tiếp thu và đổi mới từ hai câu thơ cổ Trung Quốc :
Phương thảo thiên liên bích
Lê chi sổ điểm hoa
( cỏ non liền với trời xanh, tên cành lê có mấy bông hoa)
So với hai câu thơ xưa, rõ ràng hai câu thơ của Nguyễn Du trở thành một
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 91,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)