KIEMTRA HKI-LY9

Chia sẻ bởi Vũ Thái Long | Ngày 15/10/2018 | 15

Chia sẻ tài liệu: KIEMTRA HKI-LY9 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG
Trường THCS - THPT Chi Lăng

Đề 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – Năm học 2008 - 2009
MÔN VẬT LÝ - Lớùp 9
PHẦN TRẮC NGHIỆM - Thời gian: 20 phút

Chọn câu trả lời đúng: (5điểm)
1.Trong quy bàn tay trái, dòng điện được quy ước là:
A. chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa.
B. chiều từ cổ tay đến ngón tay cái.
C. chiều hứng của lòng bàn tay.
D. chiều hướng của ngón tay cái choãi ra 900.
2. Thanh nam châm có khả năng
A. hút được mọi vật. B. hút được kim loại.
C. hút được các vật nhẹ. D.hút được các vật bằng sắt.
3. Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, để đạt được hiệu quả tốt nhất thì dây dẫn AB phải được bố trí như thế nào?
A. Tạo với kim nam châm một góc bất kỳ.
B. Song song với kim nam châm.
C. Vuông góc với kim nam châm.
D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.
4. Trong động cơ điện một chiều, bộ phận có tác dụng làm đổi chiều dòng điện trong khung là:
A. khung dây. B. nam châm.
C. bộ góp điện. D. nguồn điện.
5. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện qua dây dẫn vào hiệu điện thế hai đầu dây dẫn đó là:
A. đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
B. đường thẳng không đi qua gốc tọa độ.
C. đường thẳng song song với trục hòanh.
D. đường thẳng song song với trục tung.
6. Công thức của định luật Jun – Len xơ là:
A. Q = I.R.t B. Q = I2.R.t C. Q = I.R2.t D.
7. Khi dây chì trong cầu chì bị đứt, ta phải thay vào đó
A. một dây chì mới có tiết diện phù hợp.
B. một dây chì có tiết diện tùy ý.
C. một dây chì có tiết diện to hơn.
D. một dây đồng có tiết diện bằng dây chì bị đứt.
8. Khi chế tạo nam châm vĩnh cửu, ta phải đặt vào trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua một vật, vật đó là:
A. thanh thép. B. thanh sắt non. C. thanh đồng. D. thanh nhôm.
9. Hai dây dẫn đồng chất, có cùng tiết diện, chiều dài . so sánh đúng về điện trở của chúng.
A. R2 = R1 B. R2 < R1 C. R2 = 3R1 D
10. Ba điện trở giống nhau, có mấy cách mắc chúng thành mạch điện để có giá trị điện trở tương đương khác nhau?
A. có 6 cách. B. có 4 cách. C. có 8 cách. D. có 3 cách.
11. Hai điện trở mắc song song với nhau,biết R1 > R2. Gọi điện trở tương đương của đọan mạch là R, ta có:
A. R> R1 > R2 B. R1> R > R2 C. R1> R2 > R D. R2> R > R1
12. Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện một chiều chạy qua là:
A. Từ cực Bắc đến cực Nam ở trong lòng ống dây.
B. Từ cực Nam đến cực Bắc ở bên ngoài ống dây.
C. Từ cực Bắc đến cực Nam ở bên ngoài ống dây.
D. Từ cực Bắc đến cực Nam của kim nam châm đặt trên đường sức đó.
13. Hãy sắp xếp theo thứ tự đơn vị của các đại lượng sau: hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở.
A. Ampe, Vôn, Ôm. B. Vôn, Ampe, Ôm
C. Vôn, Ôm, Ampe D. Ôm, Vôn, Ampe
14. Dùng bếp điện trên nhãn có ghi 220V-800W ở hiệu điện thế 220V thì điện năng tiêu thụ trong hai giờ là:
A. 1,6kw B. 1600kJ C. 1600J D. 1,6kwh
15. Một bóng đèn có ghi 220V-75W. Công suất điện của bóng đèn bằng 75W, nếu bóng đèn được mắc vào hiệu điện thế:
A. nhỏ hơn 220V B. bằng 220V
C. lớn hơn hoặc bằng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thái Long
Dung lượng: 63,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)