Kiem tra Vat ly 8 - co ma tran

Chia sẻ bởi Phạm Hòng Khanh | Ngày 14/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: kiem tra Vat ly 8 - co ma tran thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: Vật lý 8 – Tiết 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học 2010 - 2011
Ma trận ra đề:
Các cấp độ tư duy

Nội dung kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng


Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận

Chuyển động và đứng yên
3
1,5

3
1,25




Lực


4
1,75




Bài toán về chuyển động





2

5,5

Tổng
3
1,5

7
3


2
5,5

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: Quán tính của một vật là:
A. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật. B. Tính chất giữ nguyên quỹ đạo của vật.
C. Tính chất giữ nguyên nhiệt độ của vật. D. Tính chất giữ nguyên khối lượng của vật.
Câu 2: Trong các câu có chứa cụm từ “chuyển động” và “đứng yên” sau đây, câu nào là đúng?
A. Một vật được xem là chuyển động với vật này, thì không thể đứng yên so với vật khác.
B. Một vật được xem là đứng yên đối với vật này, thì chắc chắn nó sẽ chuyển động đối với mọi vật khác.
C. Một vật được xem là chuyển động đối với vật này, thì chắc chắn là đứng yên so với mọi vật khác.
D. Một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác.
Câu 3: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào vận tốc của vật thay đổi? Chọn phương án đúng
A. Khi có hai lực tác dụng lên vật và cân bằng nhau.
B. Khi có một lực tác dụng.
C. Khi không có lực nào tác dụng lên vật.
D. Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau.
Câu 4: Khi có lực tác động lên một vật thì:
A. Độ lớn vận tốc của vật luôn luôn giảm.
B. Độ lớn vận tốc của vật luôn luôn tăng.
C. Độ lớn vận tốc của vật có thể tăng, giảm hoặc không đổi.
D. Độ lớn vận tốc của vật luôn luôn không đổi.
Câu 5: Nếu trên một đoạn đường, vật có lúc chuyển động nhanh dần, chậm dần, chuyển động đều thì chuyển động trên cả đoạn đường được xem là chuyển động:
A. Nhanh dần. B. Không đều. C. Chậm dần. D. Đều.
Câu 6: Móc lực kế vào một vật nặng đặt trên mặt bàn rồi từ từ kéo lực kế theo phương nằm ngang. Khi vật nặng còn chưa chuyển động lực kế đã chỉ một giá trị nào đó. Tại sao mặc dù có lực kéo tác dụng lên vật nặng nhưng vật vẫn đứng yên? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:
A. Giữa vật và mặt sàn có xuất hiện lực ma sát nghỉ.
B. Giữa vật và mặt sàn có xuất hiện lực ma sát trượt.
C. Giữa vật và mặt sàn có xuất hiện lực ma sát lăn.
D. Vì vật quá nặng.
Câu 7: Một vật có khối lượng m = 4,5kg buộc vào một sợi dây. Cần phải giữ dây bằng một lực bao nhiêu để vật cân bằng?
A. F < 45N. B. F = 4,5N. C. F > 45N. D. F = 45N.
Câu 8: Chiều của lực ma sát :
A. Có thể cùng chiều, ngược chiều với chiều chuyển động của vật.
B. Tuỳ thuộc vào loại lực ma sát chứ không phụ thuộc vào chiều chuyển động của vật.
C. Ngược chiều với chuyển động của vật.
D. Cùng chiều với chiều chuyển động của vật.
II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: (0,5 điểm)
1. Chuyển động …………… là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
2. Lực cân bằng với lực kéo gọi lực ma sát………...
III. Bài tập: (5,5 điểm)
1. Một xe mô tô đi trên đoạn đường thứ nhất dài 2km với vận tốc 10m/s, trên đoạn đường thứ hai dài 9km với vận tốc 54km/h và tiếp đến đoạn đường thứ ba dài 5km với vận tốc 45km/h.
a) Tính thời gian của xe mô tô trên từng đoạn đường? (Tính ra đơn vị h)
b) Tính vận tốc trung bình của xe mô tô trên toàn bộ quãng đường? (Tính ra đơn vị km
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hòng Khanh
Dung lượng: 53,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)