KIỂM TRA VĂN 9 TUẦN 15

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Xuân | Ngày 12/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: KIỂM TRA VĂN 9 TUẦN 15 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Hữu bằng Thứ …………ngày… …tháng 11 .năm 2010
Lớp 9Kiểm tra môn:
Họ và tên: …………….…………………………………. Thời gian: 45 phút

Điểm




Lời phê của thầy, cô giáo.

 đề bài
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Bài thơ đồng chí viết theo thể thơ nào?
A: Tứ tuyệt đường luật
B: Thất ngôn bát cú đường luật
C: Tự do
D: Lục bát
Câu 2:Dòng nào nói đầy đủ nhất tình cảm của ông Hai được thể hiện trong tác phẩm “Làng”
A:Yêu và tự hào về làng quê của mình
B: Căm thù giặc Tây và những kẻ theo tây làm việt gian
C: Thủy chung với kháng chiến, với cách mạng, lãnh tụ
D: Cả a,b,c
Câu 3: ý nào thể hiện đúng nhất nội dung của bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”- Nguyễn Khoa Điềm
A: Nói về công việc tỉa bắp của mẹ
B: Khuyên em bé ngủ ngon để mẹ tỉa bắp
C: Thể hiện sự vất vả của mẹ
D: Tình yêu thương ước vọng của mẹ đối với con
Câu 4:Vì sao “Bếp lửa” lại trở thành kỳ diệu thiêng liêng với nhà thơ Bằng Việt
A: Gắn với hình ảnh người bà cũng rất kỳ diệu thiêng liêng
B: Gắn với ký ức tuổi thơ kỳ diệu thiêng liêng
C: Gắn với những tháng năm gian khổ mà vui thời kháng chiến chống Pháp
D: Cả 3 ý trên
Câu 5: Bài thơ tiểu đội xe không kính được sáng tác trong thời điểm nào?
A: Trước cách mạng tháng 8
B: Trong kháng chiến chống Pháp
C: Trong kháng chiến chống Mĩ
D: Sau đại thắng năm 1975
Câu 6:Vì sao Nguyễn Duy lại giật mình khi nhìn vầng trăng im phăng phắc?
A:Ân hận,tự trách mình đã quên mất quá khứ,những ngày gian nan mà hào hùng thời đánh Mỹ
B:Tự thấy mình bội bạc với những đồng đội đã hy sinh cho những ngày hòa bình hạnh phúc hôm nay
C:Lương tâm thức tỉnh, giày vò bản thân, có đèn quên trăng, có mới nới cũ
D:Cả 3 ý trên
Câu 7: Có ngườii cho rằng giống như bài thơ đồng chí,bài thơ về tiểu đội xe không kính cũng khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái bình dị bình thường của đời sống chiến tranh.Đúng hay sai?
A: Đúng B: Sai
Câu 8: Truyện “Lặng lẽ Sa Pa”được kể chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật nào?
A,Bác lái xe C,Anh thanh niên
B,Ông họa sĩ D,Cô kĩ sư
II,Tự luận: 1,Cảm nhận của em về ba câu thơ cuối bài thơ “Đồng chí”-Chính Hữu
2,Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”-Nguyễn Thành Long

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Xuân
Dung lượng: 30,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)