Kiểm tra văn 7

Chia sẻ bởi Hoàng Phong | Ngày 11/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: kiểm tra văn 7 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Họ và tên: . . . . . .. . . .. . . .. . . . KIỂM TRA 1 TIẾT
Lớp:. . . .. Môn: Ngữ văn 7
Điểm


Lời phê của cô giáo

I. Trắc nghiệm: (3 đ) Hãy khoanh tròn vào những chữ cái có câu trả lời đúng nhất trong các câu sau đây:
Câu 1.Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm về hình thức của câu tục ngữ?
a. Ngắn gọn b. Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.
c.Thường có vần nhất là vần chân. d. Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
Câu 2. Câu nào dưới đây có nội dung nói về lao động sản xuất?
a. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. b. Nhất thì nhì thục.
c. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt. d. Ráng mỡ gà có nhà thì giữ.
Câu 3. Trong các câu tục ngữ sau,câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu"Uống nước nhớ nguồn"?
a.Ăn cháo đá bát. c.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
b.Uống nước nhớ kẻ đào giếng. d.Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng .
Câu 4. Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" dùng biện pháp tu từ nào?
a.Bằng biện pháp ẩn dụ. c.Bằng biện pháp chơi chữ.
b.Bằng biện php so sánh. d.Bằng biện pháp nhân hóa.
Câu 5. Tục ngữ là một bộ phận của văn học:
a.Văn học dân gian. c.Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp.
b.Văn học Viết. d.Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Câu 6. Bài văn “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
a. Tự sự b. Biểu cảm c. Miêu tả d. Nghị luận
Câu 7. Luận điểm chính trong bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là:
a. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta..
b. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
c. Đồng bào ta ngày nay xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
d. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
Câu 8. Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài viết của mình
a. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương.
b. Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại văn học.
c. Quan niệm của Hoài thanh về công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
d. Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ của văn chương.
Câu 9. Tính chất nào phù hợp với bài viết "Đức tính giản dị của Bác Hồ"?
a.Ngợi ca. b.So sánh. c.Tranh luận. d.Phê phán.
Câu 10. Kết luận của tác giả khi chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt là gì ?
a. Tiếng Việt là thứ tiếng giàu đẹp nhất trên thế giới.
b. Tiếng Việt là ngôn ngữ tốt nhất dùng để giao tiếp trong đời sống của người Việt Nam.
c. Tiếng Việt có cơ sở để phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
d. Cấu tạo và khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử là một biểu hiện về sức sống dồi dào của tiếng Việt.
Câu 11. Theo Hoài Thanh nguồn gốc của văn chương là gì ?
a. Do cuộc sống lao động của con người.
b. Tình yêu lao động của con người.
c. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
d. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
Câu 12. Công dụng của văn chương được Hoài Thanh khẳng định trong bài viết của mình ?
a. Văn chương giúp cho người gần người hơn.
b. Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
c. Văn chương là loại hình giải trí của con người.
d. Văn chương dự báo những điều sẽ xảy ra trong tương lai.
II: Tự luận: (7đ)
Câu 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Phong
Dung lượng: 77,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)