KIỂM TRA TRUYỆN THƠ

Chia sẻ bởi Nguyễn Danh Điệp | Ngày 12/10/2018 | 15

Chia sẻ tài liệu: KIỂM TRA TRUYỆN THƠ thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA TRUYỆN THƠ
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
Trên cơ sở học sinh ôn tập, nắm vững văn bản và giá trị tư tưởng - nghệ thuật qua các bài thơ, các văn bản truyện Việt Nam hiện đại đã học từ tuần 10 đến 16, làm tốt bài kiểm tra.
2. Tích hợp.
Tích hợp với Tiếng Việt, Tập làm văn trong bài viết và trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
3. Kĩ năng.
Rèn luyện kĩ năng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, bài viết một tiết kết hợp tự sự, biểu cảm kết hợp với lập luận.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên.
+ Ra đề, đáp án và biểu điểm.
+ Tài liệu tham khảo.
2. Học sinh.
+ Ôn tập kĩ các vấn đề để làm tốt bài kiểm tra.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
GV Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới.
ĐỀ BÀI
Phần trắc nghiệm. (5 điểm).
Hãy khoanh tròn vào một chữ cái in hoa mở đầu câu trả lời em cho là đúng.
Câu 1. Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào năm nào?
A
Năm 1948.

B
Năm 1984.

C
Năm 1947.

D
Năm 1974.

Câu 2. Bài thơ “Đồng chí” được viết theo thể thơ nào?
A
Thất ngôn bát cú Đường luật.

B
Tự do.

C
Lục bát.

D
Tám chữ (tiếng)

Câu 3. Chủ đề bài thơ “Đồng chí” là gì?
A
Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

B
Tình đoàn kết gắn bó giữa hai anh bộ đội cách mạng.

C
Sự nghèo túng, vất vả của những người nông dân mặc áo lính.

D
Vẻ đẹp của hình ảnh “đầu súng trăng treo”.

Câu 4. Những biện nghệ thuật nào đã được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa


A
So sánh.

B
So sánh và ẩn dụ.

C
Hoán dụ.

D
Phóng đại và tượng trưng.

Câu 5. Khổ thơ nào trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đẹp lộng lẫy như một bức tranh sơn mài về cảnh biển đêm.
A
Khổ: Ta hát bài ca gọi cá vào …

B
Khổ: Cá nhụ, cá chim cùng cá đé …

C
Khổ: Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng …

D
Khổ: Câu hát căng buồm với gió khơi …

Câu 6. Vì sao có thể xem bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” như một bài ca lao động đầy phấn khởi, hào hùng.
A
Nhịp điệu rộn ràng, náo nức

B
Điệp từ hát, bài ca, câu hát được nhắc lại nhiều lần

C
Những người đi ra biển đánh cá vừa đi vừa hát, vừa giăng lưới vừa hát khi gọi cá, khi trở về cũng hát vang.

D
Niềm vui phấn chấn trong lao động tự do, lao động tập thể của những người dân biển.

Câu 7. Vì sao tác giả Nguyễn Khoa Điềm đặt tên cho bài thơ của mình là “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ …”
A
Đó là những lời mẹ ru con.

B
Đó là những lời ru của tác giả.

C
Đó là hai lời ru nối tiếp nhau: Lời ru của tác giả và lời ru của mẹ ru con.

D
Những đoạn thơ - điệp khúc cấu trúc giống nhau, nhịp điệu giống nhau, chỉ khác nhau ít nhiều về nội dung.

Câu 8. Bà mẹ ru con trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ …” là người dân tộc nào?
A
Người Vân Kiều.

B
Người Tây Nguyên.

C
Người Tà Ôi.

D
Người Ê – đê.

Câu 9. Trong lời ru con thứ ba, bà mẹ mơ cho con trai – cu Tai điều gì?
A
Mai sau con lớn vung chày lún sâu.

B
Mai sau con lớn được thấy Bác Hồ.

C
Mai sau con lớn phát mười Ka – lưi.

D
Mai sau con lớn làm người tự do.

Câu 10. Hình ảnh mặt trời trong hai bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” và “Khúc hát ru những
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Danh Điệp
Dung lượng: 64,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)