Kiểm tra tiếng viết 45

Chia sẻ bởi Nguyễn Thúy Nga | Ngày 11/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: kiểm tra tiếng viết 45 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 20/10/2014
Ngày giảng: 25/10/2014
TIẾT 39
KIỂM TRA 1 TIẾT (PHẦN VĂN)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Vận dụng kiến thức đã học về các tác phẩm Văn học VN giai đoạn 1930 -1945 vào giải quyết các bài tập trắc nghiệm và tự luận.
- Biết xác định nội dung, phương thức biểu dạt, phân tích chi tiết, nêu cảm nhận về nhân vật văn học.
2. Kĩ năng
- Xác định được đề và làm bài kiểm tra kết hợp trắc nghiệm và tự luận.
- Biết triển khai phần tự luận theo bố cục 3 phần như 1 bài văn hoàn chỉnh, biết chuyển đoạn và liên kết đoạn
3. Thái độ
Có ý thức ôn tập kiến thức đã học và làm bài kiểm tra nghiêm túc.
II. Hình thức đề kiểm tra
Trắc nghiệm khách quan và tự luận
III. Chuẩn bị
2. Giáo viên: Ra đề, phô tô.
1. Học sinh: Ôn tập các nội dung đã học phần văn bản.
IV. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
3. Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra
GV: Thu bài và nhận xét ý thức làm bài của học sinh.
4. Hướng dẫn học tập
- Ôn tập lại các kiến thức đã học
- Chuẩn bị bài “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000”.
+ Đọc văn bản.
+ Trả lời các câu hỏi sgk.















Họ và tên..................................................
Lớp 8
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn ( Phần Văn)
Điểm Lời phê của thầy cô giáo






ĐỀ BÀI
I. Phần I: Trắc nghiệm (2điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất (0,25 điểm/ câu).
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1.1-1.4.
“ Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ một người mẹ, áp mặt vào bầu sữ nóng của người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một em dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại:…”
Câu 1.1. Tác giả đoạn trích trên là ai?
A. Ngô Tất Tố. B. Thanh Tịnh. C. Nguyên Hồng. D. Nam Cao
Câu 1.2. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? “ ” thuộc thể loại nào?
A. Những ngày thơ ấu. B. Tắt đèn C. Lão Hạc D. Tôi đi học.
Câu 1.3. Trong đoạn văn là cảm nhận của nhân vật về điều gì?
A. Hạnh phúc khi nhìn thấy mẹ. B. Hạnh phúc khi nhớ về mẹ.
C. Hạnh phúc khi gặp mẹ. D. Hạnh phúc khi nằm trong lòng mẹ.
Câu 1.4. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự kết hợp biểu cảm. B. Tự sự kết hợp miêu tả
C. Miêu tả kết hợp biểu cảm, D. Tự sự
Câu 2: Dòng nào sau đây nêu đúng nhất ý nghĩa văn bản “ Tôi đi học”của nhà văn Thanh Tịnh?
A. Ca ngợi tình yêu, sự trân trọng đối với thầy cô giáo.
B. Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
C. Tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên.
D. Tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật “tôi” và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên.
Câu 3: Ai là nhân vật chính trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố?
A.Chị Dậu B. Anh Dậu C. Người nhà Lí trưởng D. Cai Lệ
Câu 4: Qua đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”, em thấy giữa tên cai lệ và người nhà lí trưởng có điểm gì giống nhau nhất về mặt nhân cách?
A. Cùng bất nhân, tàn ác. B. Cùng làm tay sai.
C. Cùng là nông dân. D. Cùng ghét vợ chồng chị Dậu.
Câu 5: Lão Hạc được đánh giá như thế nào?
A. Là một lão nông nhu nhược. C. Là một người hách dịch.
B. Là một người giàu lòng tự trọng. D. Là một ông bố bất tài.
II
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thúy Nga
Dung lượng: 92,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)