KIỂM TRA TIẾNG ( MA TRẬN 9 BƯƠC

Chia sẻ bởi Võ Hoành Trúc | Ngày 08/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: KIỂM TRA TIẾNG ( MA TRẬN 9 BƯƠC thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – MÔN NGỮ VĂN 9
THỜI GIAN 45 PHÚT
( Không kể thời gian đề)
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng sau khi học phần ôn tập Tiếng Việt.( Tuần 29)
- Học sinh :
+ Rèn luyện kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần Tiếng việt
+ Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập đoạn văn.
BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Đề kiểm tra kết hợp : Trắc nghiệm khách quan và tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận + trắc nghiệm khách quan, thời gian 45 phút.
BƯỚC 3: THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA.
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức của phần Tiếng việt ( khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý)
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận.
Các bước thiết lập Ma trận đề kiểm tra
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra)
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương…) cần kiểm tra
Bước 2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy
Bước 3. QĐ phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề
30 %

30 %

40 %

100 %

Bước 4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra
10 điểm
10
Bước 5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề tương ứng với %
30% x 10 điểm = 3 điểm
30 % x 10 điểm = 3 điểm

40% x 10 điểm = 4 điểm

Bước 6. Tính số điểm, số câu hỏi
cho mỗi chuẩn tương ứng
100% *3= 3,0 điểm
100% *3 = 3,0 điểm
100% *4= 4,0 điểm
Bước 7. Tính số điểm và số câu hỏi cho mỗi cột
0,5
+ 0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

3 ĐIỂM
6CÂU
4 ĐIỂM
1 CÂU
0,5
+ 0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

3 ĐIỂM
6CÂU
Bước 8. Tính tỷ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột

3/ 10
= 30 %
3/ 10
=30 %
4/ 10
= 40 %
Bước 9. Đánh giá lại ma trận và có thể chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
BƯỚC 4: BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
I/ TRẮC NGHIỆM: (6 điểm) Học sinh trả lời bằng cách khoanh tròn câu đúng nhất ở đầu câu.
Câu 1: Thành phần biệt lập là?
A.Thành phần đứng đầu câu
B.Thành phần tách rời, biệt lập ra.
C.Là bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
Câu 2: Nghĩa tường minh là nghĩa như thế nào?
A.Là nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩnLà nghĩa mà người nghe, người đọc phải suy đoán ra
B..Là nghĩa được diễn đạt dưới hình thức ẩn dụ, so sánh
C..Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp trong câu văn, lời nói.
Câu 3: Nghĩa hàm ý là nghĩa như thế nào?
A Là phần thông báo được diễn tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra tư những từ ngữ ấy
B Là nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn
C.Là nghĩa được diễn đạt dưới hình thức ẩn dụ, so sánh.D. Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp trong câu văn, lời nói.

Câu 4: Câu nào sau đây có thể được coi là định nghĩa của khởi ngữ?
A.Khởi ngữ là thành phần đứng đầu câu.
B.Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ.
C.Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu
D.Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu
Câu 5: Câu nào đúng với định nghĩa liên kết câu và liên kết đoạn văn?
A.Các đạon văn phải phục vụ chung một chủ đề.
B.Các câu phải phục vụ chủ đề của đạon văn.
CCác câu các đạon phục vụ chủ đề chung của văn bản.
D.Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
Câu 6: Phần in nghiêng trong câu văn: “ Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt- Cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt”
A. Tình thái B. Gọi – đáp C. Cảm than D. Phụ chú
Câu 7: Trong các câu sau , câu nào không có thành phần cảm thán?
A.Ô kìa, hai con hạc trắng bay về Bồng Lai !
B.Ui chao, trời mưa đường trơn tệ.
C.Nắng đã lên rồi. Chao ôi cứ mong hoài mong mãi rứa!
D.Vừa xong bài thì trống trường cũng rung lên.
Câu 8: Tác giả dùng phép liên kết gì trong đoạn thơ sau?
“Anh về, cối lại vang rừng
Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân
Anh về, sáo lại ái ân
Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca”
Phép thế B. Phép nối C. Phép đồng nghĩa D. Phép lặp từ
Câu 9: Hai câu thơ sau đây của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã liên kết bằng phép nào?
« Ta dại, ta tìm nơi vắng vẽ
Người khôn, người đến chốn lao xao »
Phép đồng nghĩa B. Phép trái nghĩa C. Phép thế D. Phép nối
Câu10: Xác định .thành phần tình thái trong các câu sau đây?
A. Bỗng, Choáng một cái, thôi phải rồi, hắn đập cái chai vào cột cổng.
B Ô hắn kêu ….Hắn vừa chửi vừa kêu làng như bị người ta cắt họng,Ô hắn kêu
C. A, cô gái đi nhờ xe.
Câu 11: Trong các câu sau câu nào không có thành phần tình thái?
A.Nhiều mây đấy, nhưng chưa chắc trời mưa .
B. Đêm khuya, chó sủa nhiều chắc là có trộm.
C. Các con chờ đến khuya, mẹ mới về.
Câu 12: Trong các câu sau đây, câu nào chứa thành phần Gọi – đáp?
A. Câu vàng có nhớ bố không, hả cậu vàng?
B.Không giết cậu vàng đâu nhĩ !
C. Ai bảo lão có tiền mà chiu khổ
II/ TỰ LUẬN: (4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái?

BƯỚC 5: XÂY DỰNG HƯỚNG CHẤM ( ĐÁP ÁN) VÀ THANG ĐIỂM
I/ TRẮC NGHIỆM: (6điểm)

II/ TỰ LUẬN: (4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái?
Đoạn văn giới thiệu truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu có khởi ngữ và thành phần biệt lập : “Bến quê” là một câu chuyện về cuộc đời – cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta – với những Phụ chú nghịch lí không dễ gì hòa giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu Tình thái đó một số phận giống như hoặc gần giống như số phận của nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu ? Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau khi đã rung ruổi gần hết cuộc đời, vì một lí do nào đó phải nằm bẹp dí một chỗ, con người mới nhận ra rằng : gia đình chính là cái tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ta về nơi vĩnh hằng ! Cái chân lí giản dị ấy, tiếc thay. Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày cuối cùng của cuộc đời mình.
LƯU Ý:
- Đúng chủ đề, đúng nội dung( 2 điểm)
- Có sử dụng khởi ngữ (1 điểm)
- Có sử dụng tình thái (1 điểm)

BƯỚC 6: XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Đối chiếu với từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những thiếu sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án.
Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không?
LƯU Ý KHI CHẤM ĐIỂM
Trừ điểm tối đa , nếu đoạn văn viết không đúng chủ đề, nội dung ( 0,5 điểm)
Trừ điểm tối đa với đoạn văn dùng sai khởi ngữ và tình thái ( 0,5 điểm )
Trừ điểm tối đa với đoạn văn sai chính tả ( 0,5điểm)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Hoành Trúc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)